LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Đối Với Lao Động Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam

arlington-research-Kz8nHVg_tGI-unsplash

“Theo Nghị định số 143/2018/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 01 tháng 12 năm 2018, lao động nước ngoài ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ một (01) năm trở lên phải đóng phí bảo hiểm xã hội.”

Việt Nam sẽ tham gia và chính sách bảo hiểm xã hội của Thái Lan, trong khi đó Singapore vẫn chỉ yêu cầu lao động nước ngoài đóng phí an ninh xã hội. Nghị định này có thể làm giảm sự thu hút của Việt Nam đối với lao động nước ngoài.

Hàng tháng, mức đóng phí như sau:

1. Mức đóng của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động sẽ phải đóng 17,5 phần trăm trên tiền lương hàng tháng của người lao động như sau:

  • 03 % vào quỹ ốm đau và thai sản;

  • 14 % vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022;

  • 0,5 % vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2. Mức đóng của người lao động

Đối với người lao động nước ngoài, từ năm 2022, mức đóng sẽ bao gồm một khoản 8 phần trăm từ thu nhập của họ vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Tuy nhiên, nếu người lao động không làm việc và không được hưởng tiền lương từ mười bốn (14) ngày làm việc trở lên trong tháng thì người đó không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Sau cùng, người lao động sẽ được miễn đóng phí bảo hiểm xã hội bắt buộc trong hai trường hợp sau:

  • Người lao động thuộc trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, nghĩa là người đó được di chuyển tạm thời nhưng phải ít nhất từ mười hai (12) tháng trở lên, sang hiện diện thương mại của công ty nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

  • Người lao động đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật lao động.

Vấn đề thực tế là nghị định này không phải luôn được xem là phù hợp, chẳng hạn như trong trường hợp lao động nước ngoài thường trả tiền bảo hiểm xã hội ở nước họ hoặc có thể đã được công ty của họ cấp bảo hiểm y tế.

Công Ty Luật PLF

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Liên hệ cùng PLF để được tư vấn