“Theo xu hướng phát triển công nghệ thông tin 4.0 cũng như ảnh hưởng từ dịch bệnh, việc kinh doanh trên môi trường online đang được các nhà đầu tư chú ý đến bởi nó mang đến cho nhà đầu tư cơ hội phát triển kinh doanh ngay cả khi dịch bệnh vẫn còn diễn ra phức tạp. Thương mại điện tử mang đến rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên một thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp mới được thành lập bởi các nhà đầu tư nhỏ đang bỏ qua các biện pháp để bảo vệ các tài sản có giá trị lớn mang ý nghĩa nhận diện doanh nghiệp đó là tên miền, website và nhãn hiệu. Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi muốn thông tin đến các nhà đầu tư những điều cần thực hiện để bảo vệ tên miền, website và nhãn hiệu khi nhà đầu tư lựa chọn kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam.”
Tên miền được hiểu tên được sử dụng để định danh một địa chỉ internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”. Tên miền được thể hiện dưới các dạng dưới đây:
Hay nói cách khác, tên miền là cái tên dùng để định danh website của doanh nghiệp trên môi trường internet, nơi mà doanh nghiệp mua bán, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng của mình.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, chỉ sau khi đăng ký tên miền theo đúng quy định pháp luật, chủ thể có thể sử dụng tên miền “.vn”, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện khi việc đăng ký, sử dụng tên miền “.vn” của mình bị can thiệp, bị xâm phạm không đúng với quy định của pháp luật; tham gia, phối hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chống việc lạm dụng tên miền thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, để bảo vệ tên miền, từ khi mới thành lập và bắt đầu hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp nên thực hiện các thủ tục đăng ký và bảo hộ theo đúng quy định như sau:
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác nhau. Việc sử dụng nhãn hiệu đóng vai trò giúp cho người tiêu dùng, khách hàng của doanh nghiệp lựa chọn hàng hóa, dịch vụ đã được định hình về chất lượng và nguồn gốc một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu của mình chỉ được xác lập sau khi chủ sở hữu nộp hồ sơ đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Đồng thời, trên thực tế thời gian thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ của các nhãn hiệu tại Việt Nam có thể kéo dài từ 02 đến 03 năm. Vì vậy, các doanh nghiệp khi mới bắt đầu khởi nghiệp nên quan tâm và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để xác lập quyền sở hữu đổi với nhãn hiệu trong thời gian sớm nhất.
Mặc dù, hai khái niệm nhãn hiệu và tên miền là hoàn toàn độc lập với nhau và tên miền không phải là đối tượng được bảo hộ bởi Luật Sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu. Tuy nhiên, tên miền và nhãn hiệu lại có mối quan hệ rất chặt chẽ đối với quyền và lợi ích của doanh nghiệp. Bởi vì, tên miền và nhãn hiệu cũng chính là những chỉ dẫn thương mại quan trọng giúp cho khách hàng, người tiêu dùng nhanh chóng tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ đã tin tưởng, đặc biệt là thông qua các công cụ tìm kiếm trên internet.
Thực tế cho thấy rằng tên miền của doanh nghiêp thường được lựa chọn và sử dụng dựa trên nhãn hiệu và tên thương mại của chính doanh nghiệp đó. Vì vậy, việc đăng ký và sử dụng tên miền theo dúng quy định pháp luật cũng sẽ góp phần hỗ trợ cho doanh nghiêp bảo vệ được nhãn hiệu và tên thương mại của mình trên môi trường internet.
Ngược lại, ngày từ giai đoạn đầu mới khởi nghiệp, nếu các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử không quan tâm đúng đến việc đăng ký bảo hộ tên miền và nhãn hiệu thì doanh nghiệp có thể đối mặt với những rủi ro như: tranh chấp về tên miền và nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ, bị mất tên miền do không thực hiện đăng ký theo quy định hoặc bị các đối thủ cạnh tranh khác đăng ký trước và sử dụng tên miền gây nhầm lẫn, tương tự với tên thương mại hoặc nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhằm mục đích trục lợi.
Theo quy định tại Điều 130, Luật Sở hữu trí tuệ, việc đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng được xem là hành vi canh tranh không lạnh mạnh. Vì vậy, khi phát hiện các hành vi vi phạm này, doanh nghiệp chỉ có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy và các biện pháp hành chính khi tên miền, nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ theo đúng quy định của pháp luật liên quan.
Tuy nhiên, để để bảo hộ tốt nhất cho nhãn hiệu và tên miền ngày từ giai đoạn mới khởi nghiệp và đặc biệt trên môi trường internet, doanh nghiệp nên cân nhắc thực hiện các phương án như sau:
-Lựa chọn tên miền phù hợp với nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để đảm bảo các chủ thể khác không thể đăng ký hoặc sử dụng tên miền hoặc nhãn hiệu tương tự hoặc gây nhầm lẫn.
– Thực hiện các thủ tục đăng ký hoặc thông báo và duy trì tên miền theo đúng quy định pháp luật;
– Thực hiện thủ tục đăng ký quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu của doanhg nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam để xác lập quyền bảo hộ trong thời gian sớm nhất.
– Cân nhắc việc công khai và sử dụng rộng rãi các đối tượng sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, tên thương mại trên webiste của doanh nghiệp khi chưa được bảo hộ theo quy định pháp luật.
Tóm lại, việc đăng ký bảo hộ và sử dụng nhãn hiệu, tên miền trong kinh doanh thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là khi danh tiếng, niềm tin và chất lượng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiêp đã có được một vị trí nhất định trên thị trường và người tiêu dùng. Vì vậy, ở giai đoạn đầu mới thành lập, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử cần thực hiện các biện pháp đăng ký bảo hộ nhanh chóng cũng như cân nhắc việc sử dụng các đối tượng này trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phù hợp.
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.