“Nhằm tránh việc bị đánh thuế hai lần, doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài và bản thân người lao động nước ngoài cần quan tâm đến cách tính thuế thu nhập cá nhân cho họ khi làm việc và phát sinh thu nhập tại Việt Nam.“
Trước khi xác định cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trước tiên phải xác định họ có cư trú tại Việt Nam hay không. Bởi lẽ, giữa cá nhân cư trú và không cư trú, pháp luật về thuế TNCN Việt Nam sẽ có cách tính thuế khác nhau. Một người nước ngoài được xem là cư trú tại Việt Nam khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
Nếu người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đáp ứng được một trong các điều kiện về cá nhân cư trú thì phải đóng thuế thu nhập đối với tiền lương phát sinh tại Việt Nam, kể cả tiền lương phát sinh ở nước ngoài. Số tiền thuế phải đóng sẽ được xác định theo biểu thuế lũy tiến từng phần sau đây:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 |
Cùng với việc tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến nêu trên, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam còn được hưởng các giảm trừ gia cảnh gồm:
Trường hợp thứ hai, nếu người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không thỏa mãn một trong hai điều kiện về cá nhân cư trú nêu trên thì phần thuế TNCN đối với tiền công, tiền lương của họ sẽ được xác định theo mức thuế cố định là 20%, không được tính theo biểu thuế lũy tiến. Lưu ý, họ chỉ phải đóng thuế đối với phần tiền lương, tiền công phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam; tiền lương, tiền công phát sinh ở nước ngoài không phải đóng thuế tại Việt Nam.
Nhằm tránh tình trạng đánh thuế hai lần lên thu nhập của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam và một số quốc gia đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần, bao gồm: Australia, Anh, Ba Lan, Lào, Malaysia, Nhật Bản, Hồng Kông, Ấn Độ, Đức, Nga, Đan Mạch, Hà Lan, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Uzbekistan, Marốc, Canada, Pháp, Thụy Điển, Italy, Áo, Ireland, Ả-rập Xê-út, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hungary, Thụy Sĩ,… Nếu công dân các quốc gia kể trên làm việc tại Việt Nam thì cần lưu ý đến nội dung Hiệp định giữa quốc gia của họ và Việt Nam để tránh tình trạng nhập nhằng việc nộp thuế TNCN ở 2 nước.
Công Ty Luật PLF