“Gần hai năm kể từ ngày đại dịch COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, mặc dù hoạt động thương mại tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã có những sự điều chỉnh nhất định nhằm đạt đến trạng thái “bình thường mới”, các giao dịch thương mại, hợp đồng được ký kết bởi các doanh nghiệp trên thị trường vẫn gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Một trong những nguyên nhân chính đó là bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình vì các lý do khách quan bởi ảnh hưởng của COVID-19. Khi xảy ra tình huống trên, bên có nghĩa vụ thường viện dẫn chế định sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn cảnh thay đổi cơ bản để miễn trừ việc thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu đàm phán lại hợp đồng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân tích một số vấn đề pháp lý có liên quan đến việc áp dụng hai chế định này trên thực tế, để người đọc có thể vận dụng một cách phù hợp nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.”
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, sự kiện bất khả kháng được định nghĩa là: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Theo đó, để được xác định là sự kiện bất khả kháng, cần phải đáp ứng các yếu tố:
Thứ nhất, sự kiện bất khả kháng phải là một sự kiện xảy ra một cách khách quan, mà không thông qua bất kỳ sự tác động, hành vi nào của các bên trong hợp đồng, cũng như việc xảy ra sự kiện này nằm ngoài sự dự đoán hợp lý của các bên tại thời điểm ký kết hợp đồng. Nói cách khác, một sự kiện bất ngờ xảy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ của một trong hai bên, nhưng việc xảy ra sự kiện đó là do ý chí chủ quan, sự cố tình hoặc lỗi của các bên liên quan, thì không được xem là sự kiện bất khả kháng.
Thứ hai, hậu quả của sự kiện bất khả kháng không thể được khắc phục mặc dù bên bị ảnh hưởng đã áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết trong khả năng của mình. Việc khác phục ở đây còn được hiểu là bên có nghĩa vụ bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cần áp dụng biện pháp nhằm hạn chế tối ra sự ảnh hưởng đến nghĩa vụ phải thực hiện. Điều này có ý nghĩa quan trọng trên thực tế nhằm đảm bảo sự cam kết, chủ động có những hành vi khắc phục của bên có nghĩa vụ bị ảnh hưởng. Trong đa số các trường hợp, việc công nhận sự kiện bất khả kháng sẽ là cơ sở để bên có nghĩa vụ được miễn trừ việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền, do đó cần phải tồn tại cơ chế này để đảm bảo rằng việc nghĩa vụ trong hợp đồng không thể thực hiện sẽ gây ra tổn thất, thiệt hại ở mức độ nhỏ nhất cho bên có quyền.
Thứ ba, việc xảy ra sự kiện bất khả kháng phải là nguyên nhân trực tiếp và duy nhất dẫn tới việc nghĩa vụ không thể thực hiện được. Thực chất, đây không phải là một điều kiện thuộc phạm vi khái niệm của sự kiện bất khả kháng, tuy nhiên đây là cơ sở để bên có nghĩa vụ có thể viện dẫn để chứng minh cho việc không thể thực hiện nghĩa vụ của mình. Nói một cách đơn giản, một sự kiện dù có mang bản chất của sự kiện bất khả kháng, nhưng không có liên quan, hoặc không ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ của một bên, thì bên có nghĩa vụ không có cơ sở để viện dẫn sự kiện này để được miễn trừ trách nhiệm với bên có quyền.
Như đề cập đến ở trên, trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên có nghĩa vụ được miễn trừ trách nhiệm. Cụ thể hơn, việc miễn trừ được hiểu là bên có nghĩa vụ có quyền chậm thực hiện nghĩa vụ cho đến khi sự kiện bất khả kháng kết thúc, hoặc không thực hiện nghĩa vụ, đồng thời không chịu trách nhiệm bồi thường cho bên có quyền đối với các thiệt hại gây ra do việc chậm, không thực hiện nghĩa vụ, cũng như khoản tiền phạt vi phạm, lãi chậm thanh toán trong trường hợp các bên có thoả thuận mà nguyên nhân là do sự kiện bất khả kháng. Nhìn chung, việc áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng trong quan hệ dân sự bên cạnh việc miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp nghĩa vụ không thể thực hiện được, còn có ý nghĩa trong việc điều chỉnh hành vi của bên có nghĩa vụ trong một chuẩn mực nhất định để hạn chế tối đa các thiệt hại cho bên có quyền.
Theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015, hợp đồng, giao dịch dân giữa các bên được xem là có hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Từ quy định trên có thể thấy, giữa sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản có nhiều điểm tương đồng cụ thể đó là sự xảy ra của các sự kiện này đều là do những nguyên nhân khách quan và các bên không thể dự liệu, lường trước được, đồng thời bên bị ảnh hường/có nghĩa vụ không thể thực hiện được phải thực hiện tất cả các biện pháp trong phạm vi của mình để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng, khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, so với sự kiện bất khả kháng, hoàn cảnh thay đổi cơ bản cũng có một số khác biệt mang tính bản chất, cụ thể:
Như đã biết, trong thời gian đại dịch COVID-19, các hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc thuê mặt bằng, văn phòng là nhóm đối tượng bị tác động khá lớn bởi việc tạm ngưng kinh doanh, đóng cửa văn phòng theo lệnh giãn cách xã hội của Nhà nước. Từ những phân tích và nhận định ở trên, tác giả thấy rằng bên có nghĩa vụ khó có thể viện dẫn sự kiện bất khả kháng để làm căn cứ miễn trừ trách nhiệm vì lý do nghĩa vụ của bên thuê trong hợp đồng là nghĩa vụ thanh toán tiền thuê. Mặc dù có cơ sở để thấy rằng doanh thu, thu nhập của bên thuê bị ảnh hưởng đáng kể, tuy nhiên rất khó để chứng minh rằng bên thuê không có khả năng thực hiện nghĩa vụ dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết. Chính vì vậy, trong các hợp đồng thuê, hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một cơ chế khả thi để bảo vệ quyền lợi của bên cho thuê trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.