“Theo luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa cụ thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ kể cả hình 3 chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Theo đó, nhãn hiệu hàng hoá được gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt với sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau; còn nhãn hiệu dịch vụ sẽ được gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác nhau. Đó chính là yêu cầu tiên quyết để nhãn hiệu của một sản phẩm được bảo hộ.”
Trong xu thế hội nhập của các doanh nghiệp, cạnh tranh sản phẩm luôn là một trong những nhân tố chính khẳng định vị thế doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, việc bảo vệ nhãn hiệu đồng nghĩa với việc bảo vệ uy tín cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, trong năm 2011, cả nước đã có gần 1600 vụ vi phạm về nhãn hiệu đã bị xử lý và còn nhiều hơn nữa các trường hợp chưa được thống kê. Đặc biệt, ở Việt Nam, con số trên đã phản ánh: nhãn hiệu của sản phẩm – uy tín của doanh nghiệp đang bị xâm phạm ở mức báo động; người ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng nhái, hàng giả khắp mọi nơi. Vì vậy, việc bảo vệ nhãn hiệu đồng nghĩa với việc bảo vệ uy tín cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định nhận dạng nhãn hiệu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm thiết kế nhãn hiệu cho hợp quy cách và không vi phạm pháp luật, đồng thời để việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được tiến hành một cách thuận lợi. Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
Sau khi đã chọn được nhãn hiệu, các doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu của mình tại Cục Sở hữu trí tuệ. Quyền nộp đơn đăng ký thuộc về các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nhất thiết phải tự mình nộp đơn đăng ký mà có thể ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức khác thay mình thực hiện quyền này kèm theo một văn bản ủy quyền chuyển giao quyền nộp đơn. Cần lưu ý, mỗi sản phẩm chỉ gắn với một nhãn hiệu, và nhãn hiệu này được ưu tiên cho cá nhân, tổ chức nào tiến hành nộp đơn đăng ký sớm hơn. Vì vậy, trước khi đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan đại diện của Cục nhằm tránh việc mất thời gian, chi phí khi tiến hành đăng ký.
Sau khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký. Nếu không đơn hợp lệ, Cục sẽ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn. Nếu đơn hợp lệ, Cục sẽ ra quyết định chấp nhận đơn và tiến hành công bố trên công báo của cục về việc đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp. Tiếp theo đó, Cục sẽ tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký để xác nhận xem nhãn hiệu có đáp ứng các điều kiện luật định hay không. Khi nhãn hiệu đăng ký đáp ứng các quy định của pháp luật, doanh nghiệp đăng ký sẽ được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá”. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ. Sau khi hết thời hạn, doanh nghiệp có thể tiến hành gia hạn thêm 10 năm với số lần gia hạn không hạn chế.
Các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến vấn đề lệ phí khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên các khoản này được đánh giá là không lớn và các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng được. Lệ phí đăng ký được quy định như sau:
Riêng đối với trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng, các tổ chức, cá nhân sẽ không tiến hành các thủ tục đăng ký như đã trình bày ở trên. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi. Đối với trường hợp này, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được tiến hành bằng con đường hành chính, tức là các tổ chức, cá nhân sẽ nộp đơn yêu cầu công nhận nhãn hiệu nổi tiếng kèm theo các bằng chứng chứng minh nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng để Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ xem xét và ra quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.
Trên thực tế hiện nay, các vi phạm về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nói riêng và các vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung đều chưa được giải quyết một cách thỏa đáng và kịp thời. Tỷ lệ xử phạt chưa mang tính răn đe cùng với việc ít quan tâm của cơ quan thực thi càng làm cho việc lạm dụng vi phạm ngày càng tăng cao. Trong xu thế mà người tiêu dùng chấp nhận sử dụng hàng giả, hàng nhái với giá rẻ thì doanh nghiệp chỉ còn cách tốt nhất để tự bảo vệ mình đó là: trước khi tung sản phẩm mới ra thị trường, doanh nghiệp nên tiến hành đăng kí bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Bởi lẽ một khi có vi phạm xảy ra, việc doanh nghiệp bị tổn thất cả về uy tín và tài chính là điều không thể tránh khỏi. Khi đó doanh nghiệp có thể sử dụng pháp luật như một công cụ để khởi kiện yêu cầu chấp dứt hành vi vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của mình và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu không đăng ký hoặc chậm trễ trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác nhãn hiệu như: sử dụng, chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác…và thậm chí doanh nghiệp có thể sẽ phải đối diện với nguy cơ mất hẳn nhãn hiệu sản phẩm của mình.
Công Ty Luật PLF