“Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, việc sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến, ở cả các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, nguồn lao động có trình độ cao đang rơi vào tình trạng “cung không đủ cầu”, nhu cầu tìm kiếm, sử dụng lao động cấp cao, đặc biệt là nguồn lao động quốc tế đang ngày càng trở nên quan trọng, cấp thiết hơn. Vậy, doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.”
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Lưu ý rằng trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài cần đáp ứng theo trình tự chung như sau:
Vui lòng tham khảo bài viết: Trường Hợp Nào Không Cần Xin Giấy Phép Lao Động
Vui lòng tham khảo bài viết: Thủ Tục Xin Giấy Phép Lao Động
Doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo 6 tháng đầu năm (trước ngày 5 tháng 7) và báo cáo hằng năm (trước ngày 05/1 của năm sau) về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài gửi cơ quan quản lý lao động.
Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực thì Doanh nghiệp phải thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại cơ quan quản lý lao động.
Vui lòng tham khảo bài viết:
Các Trường Hợp Tạm Trú Phổ Biến Tại Việt Nam
Người Lao Động Nước Ngoài Được Cư Trú Tại Việt Nam Theo Hình thức Nào?
Vui lòng tham khảo bài viết: Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Người Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.