” Hoàn thuế giá trị gia tăng là một thuận lợi mà Nhà nước đã tạo ra cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu. Điều kiện cần để được xét hoàn thuế là doanh nghiệp phải sử dụng phương pháp khấu trừ khi tính thuế.“
Để được xét hoàn thuế, doanh nghiệp phải sử dụng phương pháp khấu trừ khi tính thuế. Đây là phương pháp tính hiệu số giữa VAT đầu ra (được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bán ra hàng hóa, dịch vụ) và VAT đầu vào (được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua vào hàng hóa, dịch vụ). Có 03 trường hợp xảy ra:
Thuế giá trị gia tăng sẽ được hoàn trong các trường hợp sau đây:
Ví dụ: doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu vào, đầu ra như sau: (đơn vị tính: triệu đồng)
Tháng kê khai thuế | Thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng | Thuế đầu ra phát sinh trong tháng | Thuế phải nộp | Lũy kế số thuế đầu vào chưa khấu trừ |
04/2012 | 200 | 100 | -100 | -100 (B) |
05/2012 | 300 | 350 | +50 (A) | -50 (B+A) |
06/2012 | 300 | 200 | -100 (C) | -150 ((B+A)+C) |
=> Doanh nghiệp đã có lũy kế số thuế đầu vào chưa được khấu trừ âm liên tục trong 03 tháng nên được hoàn thuế giá trị gia tăng với số tiền là 150 triệu đồng.
Luật thuế GTGT quy định mức thuế suất GTGT khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài là 0%. Lúc này, VAT đầu ra chỉ bằng 0, và nếu lấy VAT đầu ra trừ cho VAT đầu vào thì kết quả sẽ là một số âm bằng chính số VAT đầu vào (0 – VAT đầu vào = – VAT đầu vào).
Hoàn thuế GTGT là một quy định tạo ra lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp trong việc giảm chi phí để bù đắp chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra, đồng thời có thể tăng tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Nhưng không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng được hưởng lợi thế này.
Như đã trình bày ở trên, chỉ có những doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ mới được xét hoàn thuế. Điều kiện để tính thuế theo phương pháp khấu trừ đó là doanh nghiệp phải trình được cho Cơ quan thuế các loại hóa đơn, chứng từ, chứng minh số VAT đầu vào và đầu ra của mình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hệ thống hóa đơn GTGT theo quy định thống nhất của Bộ Tài Chính khi mua vào và bán ra hàng hóa, dịch vụ (Khoản 2, Điều 12, Luật thuế giá trị gia tăng 2008).
Tuy nhiên, hiện nay đa phần các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, ít khi sử dụng hệ thống hóa đơn, chứng từ đầy đủ. Đây là điều bất lợi cho họ, bởi lẽ họ sẽ không được xét để hoàn thuế GTGT. Trong trường hợp này, phương pháp tính thuế trực tiếp sẽ được áp dụng,
Thuế GTGT = giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ (tức phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí) nhân với thuế suất (được quy định tại Điều 8, Luật thuế giá trị gia tăng 2008, các mức thuế suất là 0%, 5% và 10%).
Và phần giá trị tăng thêm lúc này sẽ bao gồm cả VAT đầu vào, mà không được khấu trừ. Vậy, hiện tượng trùng thuế sẽ xảy ra, doanh nghiệp phải nộp thuế hai lần cho cùng một loại thuế đánh lên cùng một loại hàng hóa, dịch vụ, dẫn đến chi phí đôn lên cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Tùy theo loại doanh nghiệp khác nhau sẽ có các thủ tục xin hoàn thuế khác nhau. Sau 15 ngày xem xét, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định đồng ý hoặc không đồng ý việc hoàn thuế. Đối với trường hợp yêu cầu xin hoàn thuế được chấp thuận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra tất cả các hồ sơ, chứng từ tại doanh nghiệp. Thời hạn thanh tra kiểm tra là không quá 60 ngày kể từ ngày có quyết định chấp thuận yêu cầu xin hoàn thuế.
Công Ty Luật PLF