Tiếp nối chuỗi bài về các khoản vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh, bài viết kỳ này sẽ gửi đến quý bạn đọc một số vấn đề pháp lý cần lưu ý khi thực hiện khoản vay ngắn hạn – loại khoản vay được các doanh nghiệp lựa chọn thực hiên nhiều nhất vì tính đơn giản của nó. Tuy nhiên, lại thường đem đến cho doanh nghiệp những rủi ro pháp lý không đáng có trong quá trình thực hiện.
Đây được hiểu là khoản vay mà Bên đi vay vay từ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ với bên cho vay nước ngoài trong thời hạn dưới 1 năm. Thời hạn này được xác định dựa trên tổng thời gian thực hiện khoản vay được ghi nhận trên hợp đồng vay và các phụ lục điều chỉnh, sửa đổi của nó. Trường hợp tổng thời hạn vay được ghi nhận trên những tài liệu này vượt quá 1 năm (12 tháng), khoản vay này sẽ được xem là khoản vay trung và dài hạn.
Vì cùng được xếp loại là khoản vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh do đó một số đặc điểm của khoản vay ngắn hạn cũng tương tự như khoản vay trung và dài hạn, cụ thể là về điệu kiện hình thức của hợp đồng vay (phải bằng văn bản); đơn vị tiền tệ được sử dụng (do các bên tự thỏa thuận); lãi xuất của khoản vay (do các bên tự thỏa thuận nhưng có thể bị khống chế bởi quy định có liên quan) và việc vay và trả nợ phải được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng với mục đích tương ứng được mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.
Bên cạnh việc khác nhau về thời hạn thực hiện hợp đồng vay, khoản vay nước ngoài ngắn hạn còn mang một số đặc điểm khác biệt lớn so với khoản vay trung và dài hạn, cụ thể là về mục đích sử dụng khoản vay và thủ tục hành chính cần thực hiện với cơ quan nhà nước:
Trong suốt quá trình thực hiện khoản vay nước ngoài ngắn hạn, doanh nghiệp nên lưu ý về thời điểm hết hạn của khoản vay để đảm bảo việc trả nợ đúng hạn. Nếu đã đến thời điểm trả nợ, nhưng bên vay không đủ khả năng tài chính để hoàn tất nghĩa vụ này thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký chuyển đổi khoản vay từ ngắn hạn sang trung, dài hạn với ngân hàng nhà nước – tại chi nhánh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Theo quy định thời điểm để thực hiện thủ tục chuyển đổi khoản vay này là trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ thời điểm ký thỏa thuận gia hạn Khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn. Tuy nhiên, thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã “không nhớ” về thời điểm cần phải trả nợ này dẫn đến bị áp dụng các khoản phạt không đáng có..
Báo cáo tình hình thực hiện khoản vay, nghĩa vụ báo cáo tình hình thực hiện khoản là nghĩa vụ “bắt buộc” mà tất cả các bên đi vay phải thực hiện với ngân hàng nhà nước. Theo đó hằng quý doanh nghiệp phải nộp báo cáo trên tại ngân hàng nhà nước trong thời hạn 05 ngày đầu của tháng đầu tiên thuộc quý tiếp theo. Về hình thức nộp thì theo quy định doanh nghiệp có thể lựa chon giữa nộp online trên hệ thống của ngân hàng nhà nước hoặc nộp trực tiếp. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến chế tài mà doanh nghiệp có thể gặp phải nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ này – khoản phạt lên tới 40.000.000 đồng.
Ngoài những lưu ý được nêu trong bài viết, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu và nắm rõ những quy định có liên quan điều chỉnh việc thực hiện khoản vay nước ngoài ngắn hạn không được chính phủ bảo lãnh để đảm bảo việc tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.