Với nhu cầu tiếp cận với nền giáo dục chất lượng ngày càng gia tăng, đặc biệt là du học ở nước ngoài, yếu tố này đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực tư vấn du học, trở thành cầu nối quan trọng giữa Việt Nam và các nguồn đào tạo tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Bài viết này sẽ cung cấp các điều kiện tổng quan để nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn du học tại Việt Nam.
Theo cam kết kết của Việt Nam trong Biểu cam kết WTO, dịch vụ tư vấn du học là một hoạt động của các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929) và không còn hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh điều kiện tiếp cận thị trường, kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (144) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, yêu cầu tất cả doanh nghiệp phải tuân thủ.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có quyền thực hiện các hoạt động sau đây:
Các loại hình kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gồm:
Hình thức phổ biến được các nhà đầu tư lựa chọn hiện nay là thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc mua lại phần vốn góp của các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học sẵn có.
Theo các quy định mới, Chính phủ đã bãi bỏ các yêu cầu liên quan đến trụ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Tuy nhiên kinh doanh dịch vụ tư vấn du học cần đáp ứng về điều kiện đối với đội ngũ nhân viên như sau:
Việc thành lập công ty tư vấn du học, thường được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 2: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.