“Nhượng quyền thương mại đang là một mô hình kinh doanh phổ biến đối với các doanh nghiệp trên thế giới và gần đây cũng thu hút các nhà đầu tư kinh doanh và đầu tư tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, đây là phương thức giúp các doanh nghiệp tạo ra được nguồn vốn và doanh thu mới, tận dụng nguồn nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh, đồng thời gia tăng doanh số và lợi nhuận từ nguồn thu chi phí nhượng quyền, nâng cao giá trị doanh nghiệp trên thị trường quốc tế nói chung và tại thị trường Việt Nam nói riêng. Vì vậy, bài viết này sẽ mang đến cho quý doanh nghiệp một cách nhìn tổng quan về hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam.”
Nhượng quyền thương mại được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
Tại Việt Nam, 2 hình thức nhượng quyền dành được sự chú ý nhiều từ nhà đầu tư gồm nhượng quyền thương mại sơ cấp và nhượng quyền thương mại thứ cấp, trong đó:
Nhượng quyền thương mai sơ cấp, được hiểu là hoạt động nhượng quyền lần đầu giữa bên nhượng quyền và bên nhân nhượng quyền, mà ở đó:
Nhượng quyền thương mại thứ cấp, được hiểu là hoạt động mà bên nhượng quyền đồng ý và ký kết một hợp đồng nhượng quyền trong đó bên nhận nhượng quyền được phép nhượng quyền cho một bên khác tại một khu vực và thời gian xác định. Trong đó:
– Bên nhượng quyền thứ cấp là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp.
– Bên nhận quyền thứ cấp là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên nhượng quyền thứ cấp.
Trước khi có kế hoạch thực hiện nhượng quyền, nhà đầu tư cần xem xét việc hệ thống kinh doanh dự kiến nhượng quyền đã hoạt động với thời hạn từ 1 năm trở lên chưa, bởi đây là điều kiện đầu tiên mà nhà đầu tư cần đáp ứng được.
Thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền, hiện nay hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng phải thực hiện thủ tục đăng ký trước khi phát sinh việc nhượng quyền trên thực tế. Đối với các hoạt động nhượng quyền còn lại, các bên không cần thực hiện thủ tục đăng ký mà chỉ cần thực hiện thủ tục báo cáo.
Một hợp đồng nhượng quyền thương mại phải đảm bảo đáp ứng các nội dung cơ bản sau theo quy định pháp luật cũng như khi nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Tùy thuộc vào tình hình thực tế của mô hình kinh doanh, những đặc điểm riêng biệt của hàng hóa, dịch vụ trong được nhượng quyền và và nội dung thỏa thuận, đàm phán của các bên, hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ được các bên quy định thành những điều khoản chi tiết và phù hợp.
Trường hợp có phát sinh thêm hoạt động chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì các bên có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Tuy thuộc vào bản chất của hoạt động kinh doanh được nhượng quyền, việc thực hiện hoạt động nhượng quyền sẽ đi liền với việc chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, quyền tác giả, bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế.
Ví dụ như một sản phẩm bánh mì được sản xuất bởi bên nhượng quyền sẽ có các đối tượng về sở hữu trí tuệ được chuyển giao kèm theo như nhãn hiệu, quy trình sản xuất dưới dạng sáng chế hoặc bí mật kinh doanh.
Vì vậy, để tránh trường hợp các đối tượng sở hữu trí tuê bị xâm phạm khi thực hiện nhượng quyền và sau khi kết thúc hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam, bên nhượng quyền phải ưu tiên thực hiện các thủ tục theo quy định để xác lập quyền sở hữu các đối tượng này trong thời gian sớm nhất trước khi thực hiện chuyển giao quyền sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ tương ứng.
Tóm lại, khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp cần lưu ý đến loại hình nhượng quyền sẽ lựa chọn, các thủ tục đăng ký cần thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc xác lập quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật Việt Nam để bảo vệ quyền của doanh nghiệp khi thực hiện mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại tại thị trường Việt Nam.
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.