“Đầu tháng 10/2021, thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu áp dụng trạng thái “bình thường mới” nhằm kích hoạt lại hoạt động kinh tế – xã hội vốn đã bị chậm lại sau một khoảng thời gian dài vì những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Dựa trên việc tiêm phủ vắc-xin toàn thành phố, chích sách hiện tại cho phép người lao động tiêm vắc-xin đầy đủ được phép quay lại nơi làm việc, và đây là một tín hiệu vui cho nhiều doanh nghiệp khi họ đã có thể tái khởi động sau một thời gian dài giãn cách. Tuy nhiên, tiêm phủ vắc-xin không đồng nghĩa với việc là miễn nhiễm với Covid-19, dẫn đến có rất nhiều người lao động trong thời điểm hiện tại vẫn đang từ chối làm việc tại văn phòng của công ty với lý do lo ngại bị lây nhiễm cộng đồng trong môi trường công sở. Việc này đang đặt ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý và vận hành của nhiều doanh nghiệp/người sử dụng lao động, bởi lý do mà người lao động nêu trên có phần “chính đáng” về lý, và trường hợp muốn giải quyết triệt để cũng có cần có những lưu ý nhất định. Bài viết này sẽ đưa ra một số điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý trước khi đưa ra các phương án giải quyết đối với trường hợp nêu trên.”
Theo Bộ luật lao động, người lao động có quyền “Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc”
Hiện tại, đây là quy định duy nhất của pháp luật lao động đưa ra quyền được từ chối của người lao động, ngoài quy định này, pháp luật lao động hiện vẫn chưa có thêm các hướng dẫn khác. Theo đó, có thể thấy quyền từ chối làm việc của người lao động được dựa trên nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động trong quá trình thực hiện công việc, tuy nhiên, pháp luật lao động hiện tại không đưa ra được định nghĩa cụ thể về việc thế nào là “nguy cơ rõ ràng” để làm căn cứ cho phép các bên áp dụng trong từng trường hợp. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá của các bên và chủ quan của người lao động, và rất khó để xác định xem chúng có thực sự đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người lao động hay không.
Thông thường, các nguy cơ này được xem là “rõ ràng” khi có thể nhìn thấy được, ví dụ như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh v.v. và người lao động biết chắc chắn nếu thực hiện công việc liên quan sẽ bị các nguy cơ này đe dọa tới sức khỏe, tính mạng ngay lập tức.
Theo quan điểm nêu ra trong bài viết này, để có thể xem xét nguy cơ lây nhiễm Covid-19 có thể coi là một “nguy cơ rõ ràng” đối với người lao động trong trường hợp khi quay lại làm việc tại công sở hay không thì cần phải xem xét các yếu tố sau:
Như vậy, trong các yếu tố kể trên, trừ yếu tố cuối cùng có thể còn nhiều tranh cãi, việc đánh giá xem có phải “nguy cơ rõ ràng” ở 03 yếu tố đầu có thể xác định được. Với việc đáp ứng các yêu cầu này, sẽ là thiếu thuyết phục nếu người lao động cho rằng “có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc” để từ chối quay lại văn phòng làm việc.
Hiện tại, đại dịch Covid-19 sẽ vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, vì vậy các phương án như giãn cách xã hội triệt để cũng không còn hiệu quả như trước. Sẽ rất khó để các cá nhân yêu cầu sự miễn nhiễm với đại dịch này, và người sử dụng lao động chỉ có thể thỏa hiệp trong một khoảng thời gian ngắn với những người lao động không quay lại làm việc. Tùy vào tình hình thực tế của từng lao động, người sử dụng lao động có thể cân nhắc áp dụng một trong các phương án trên để xử lý.
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.