“Với nhu cầu mở rộng phạm vi hoạt động tại nhiều lĩnh vực cũng như tại nhiều quốc gia khác nhau, các doanh nghiệp đang ngày càng mở rộng, phát triển mạng lưới hoạt động của mình, điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng được hệ sinh thái các nhà cung cấp khép kín. Tuy nhiên, xét về phương diện quản lý thuế, các giao dịch giữa các doanh nghiệp trong cùng một hệ thống hoặc giữa các doanh nghiệp có mối quan hệ về kiểm soát vốn và điều hành được hiểu là các giao dịch liên kết, và việc quản lý giám sát của cơ quan thuế đối với các giao dịch này khá chặt chẽ.
Để giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về thuế khi có phát sinh giao dịch liên kết, việc kiểm tra lại hồ sơ đã tuân thủ các quy định liên quan đến thuế đã đúng chưa và đánh giá chính xác đâu là rủi ro thật sự là điều hết sức cần thiết. Hãy cùng chúng tôi nhận diện rủi ro về thuế trong giao dịch liên kết thông qua bài viết này.”
Theo Khoản 2, Điều 1, Nghị định 132/2020/NĐ-CP, giao dịch liên kết được hiểu là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Thực tế, khi xem xét hồ sơ thuế doanh nghiệp, cơ quan thuế đặc biệt chú ý đến các giao dịch mà nhận thấy giao dịch đó giá mua bán không phù hợp với giá thị trường hoặc thấp hơn giá vốn, hoặc ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ nhưng thực tế không phát sinh dịch vụ, các hoạt động thanh toán hộ, các chi phí cho nhân sự khi di chuyển làm việc giữa các doanh nghiệp liên kết, các chi phí cho nhãn hiệu, bản quyền, … và nhiều giao dịch khác.
Rủi ro về thuế trong giao dịch liên kết bao gồm nhưng không giới hạn: những tổn thất, thiệt hại về tài sản hoặc lợi nhuận kinh doanh bị suy giảm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hoạt động chuyển giá, đặc biệt chuyển giá khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc có kiểm tra, thanh tra về vấn đề chuyển giá tại doanh nghiệp.
Dưới đây là một vài rủi ro về thuế mà chúng tôi nhận thấy thường xuyên phát sinh khi thực hiện giao dịch liên kết:
Để tránh được các rủi ro về thuế trong giao dịch liên kết, các doanh nghiệp cần lưu ý đến việc:
Trên đây là một vài rủi ro về thuế trong giao dịch liên kết mà theo chúng tôi nhận thấy thường xuyên gặp phải trong quá trình thực hiện. Hi vọng, thông qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp các doanh nghiệp nắm được những rủi ro về thuế trong giao dịch liên kết và cách hạn chế được các rủi ro từ đó các doanh nghiệp sẽ đưa ra được những kế hoạch, quyết định phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam. Điều này không những giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh mà còn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về thuế và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình.
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.