Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Rượu

Giấy phép kinh doanh rượu là gì?

Tại Việt Nam, khi bạn phân phối, bán buôn, bán lẻ, sản xuất rượu,… bạn cần có được sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền thông qua giấy phép kinh doanh rượu.

Chúng tôi thay bạn thực hiện các công việc:

  • Xin cấp Giấy phép kinh doanh rượu;
  • Đề nghị điều chỉnh, sửa đổi Giấy phép kinh doanh rượu;
  • Xin cấp lại Giấy phép kinh doanh rượu;
  • Soạn thảo hợp đồng mua bán rượu;
  • Báo cáo định kỳ.

Chúng tôi làm như thế nào

  • Chúng tôi sẽ trao đổi cùng bạn thông qua hệ thống CRM của chúng tôi hoặc điện thoại hoặc email hoặc gặp trực tiếp để nắm rõ nhu cầu và kế hoạch kinh doanh rượu của bạn;
  • Chúng tôi giúp bạn tìm hiểu thông tin quy hoạch địa điểm kinh doanh rượu mà bạn dự kiến hoạt động, cung cấp đến bạn các công việc phải làm và các điều kiện cần đáp ứng để được xác nhận đủ điều kiện hoạt động, ước tính chi phí và thời gian thực hiện việc cấp phép;
  • Cử nhân sự của chúng tôi khảo sát hiện trạng cơ sở kinh doanh rượu của bạn để đánh giá và đề xuất phương án điều chỉnh phù hợp nhằm đáp ứng được điều kiện cấp phép; cử nhân sự thay bạn nộp hồ sơ, giải trình với cơ quan cấp phép khi có yêu cầu và có mặt địa điểm kinh doanh rượu khi cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra;
  • Chúng tôi cung cấp danh mục tài liệu, các biểu mẫu luật định đã được chúng tôi chuyển ngữ từ Việt sang Anh cho bạn chuẩn bị hoàn tất bộ hồ sơ xin cấp giấy phép;
  • Cung cấp account để bạn truy cập vào hệ thống CRM của chúng tôi để giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện thủ tục xin giấy phép;
  • Cung cấp đến bạn các biểu mẫu và tài liệu hướng thực hiện việc báo cáo tình hình kinh doanh rượu định kỳ đến cơ quan quản lý sau khi nhận được giấy phép.

Việc mở chi nhánh là khả thi cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp trong nước (kể cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài) có thể mở chi nhánh mà không gặp khó khăn gì, thì các doanh nghiệp nước ngoài lại thường gặp những trở ngại khi mở chi nhánh tại Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam chỉ “cho thuê” chứ không cho “sở hữu”. Cá nhân nước ngoài không được cho phép mua đất, nhưng có thể được mua căn hộ từ các nhà đầu tư phát triển các dự án xây dựng nhà ở hoặc từ các cá nhân nước ngoài khác. Người nước ngoài không được mua từ cá nhân Việt Nam.

Hàng hóa sẽ phải được đăng ký hoặc ít nhất là được công bố về tiêu chuẩn được áp dụng cho hàng hóa đó (tùy thuộc vào loại hàng hóa). Thủ tục này là bắt buộc trước khi nhập khẩu và phân phối hàng hóa vào thị trường Việt Nam. Nhiều loại hàng hóa sẽ cần công ty phải có một loại giấy phép bổ sung để nhập khẩu là “giấy phép nhập khẩu”.

Có thuế nhập khẩu tại Việt Nam và thuế này sẽ được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

Thuế GTGT có nghĩa là “Thuế giá trị gia tăng” và được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Mức thuế suất chung của Thuế GTGT là 10%. Các mức thuế suất khác như 0% hay 5% có thể được áp dụng tùy theo từng loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.