Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh

Giấy Phép Kinh Doanh là gì?

Luật Thương mại Việt Nam buộc các thương nhân có hoạt động mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài phải có Giấy phép kinh doanh.

Chúng tôi thay bạn thực hiện các công việc:

  • Xin cấp Giấy phép kinh doanh;
  • Điều chỉnh nội dung Giấy phép kinh doanh (ngành nghề, địa chỉ, tên công ty,…)
  • Gia hạn hoặc cấp lại Giấy phép kinh doanh;
  • Thực hiện lập cơ sở bán lẻ.

Chúng tôi làm như thế nào?

  • Chúng tôi sẽ trao đổi cùng bạn thông qua hệ thống CRM của chúng tôi hoặc điện thoại hoặc email hoặc gặp trực tiếp để nắm rõ nhu cầu và kế hoạch kinh doanh của bạn tại Việt Nam;
  • Chúng tôi giúp bạn tìm hiểu thông tin quy hoạch địa điểm kinh doanh mà bạn dự kiến hoạt động, tư vấn thế mạnh và những hạn chế của địa điểm kinh doanh, chi phí và thời gian dự kiến bạn nhận được Giấy phép kinh doanh;
  • Chúng tôi giúp bạn cấu trúc lại ngành nghề cho mục đích mở rộng quyền kinh doanh và cách thức chứng minh năng lực tài chính của bạn khi xin cấp giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Chúng tôi cung cấp danh mục tài liệu, các biểu mẫu luật định đã được chúng tôi chuyển ngữ từ Việt sang Anh cho bạn chuẩn bị hoàn tất bộ hồ sơ xin cấp giấy phép (khi bạn đồng ý sử dụng dịch vụ PLF);
  • Cung cấp account để bạn truy cập vào hệ thống CRM của chúng tôi để giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện thủ tục xin giấy phép;
  • Cung cấp đến bạn các biểu mẫu và tài liệu hướng thực hiện việc báo cáo các hoạt động kinh doanh của thương nhân sau khi nhận được Giấy phép kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh là giấy phép con bắt buộc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể, đặc biệt là khi cung cấp các dịch vụ về:

  • Bán lẻ;
  • Bán buôn các mặt hàng cụ thể (như chất bôi trơn, gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo và tạp chí);
  • Thương mại điện tử;
  • Dịch vụ Logistics (trừ một số trường hợp cụ thể);
  • Cho thuê hàng hóa(không bao gồm cho thuê tài chính và cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành);
  • Trung gian thương mại;
  • Tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ;
  • Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại (không bao gồm dịch vụ quảng cáo).

Giấy phép kinh doanh sẽ được cấp bởi Sở Công Thương và trong một số trường hợp đặc biệt, sẽ cần có chấp thuận từ Bộ Công Thương.

Đầu tư trực tiếp và gián tiếp thường được định nghĩa như sau:

  • Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào công ty để dành quyền điều hành trực tiếp đối với công ty và dự án đầu tư.
  • Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào công ty nhưng không trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý.

Dù pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư không quy định cụ thể về việc cấm nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tư nhân, nhưng đồng thời cũng không có quy định về quy trình để nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty tư nhân. Vì vậy, thực tế hiện nay, việc thành lập công ty tư nhân tại Việt Nam là không khả thi do bản chất của công ty tư nhân là thuộc sở hữu của một cá nhân, chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ, không giới hạn cho các hoạt động của công ty với tất cả tài sản của mình, và yếu tố này khiến cho việc giới hạn trách nhiệm với khoản đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài rất khó khăn đối với nhà nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.