Đăng Ký Website Thương Mại Điện Tử

Đăng ký website thương mại điện tử là gì?

Công ty bạn sở hữu một hoặc nhiều website để thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ hoặc trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, trước khi hoạt động website phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý thông qua việc thực hiện thủ tục thông báo hoặc đăng ký website thương mại diện tử.

Chúng tôi thay bạn thực hiện các công việc:

  • Thông báo, đăng ký website thương mại điện tử;
  • Tiến hành thủ tục sửa đổi, bổ sung website thương mại điện tử;
  • Đăng ký lại, chấm dứt đăng ký đối với website thương mại điện tử;
  • Báo cáo định kỳ website thương mại điện tử.

Chúng tôi làm như thế nào?

  • Thông qua việc trao đổi qua hệ thống CRM hoặc email, điện thoại hoặc gặp trực tiếp, chúng tôi muốn nắm rõ mô hình kinh doanh của bạn và giúp bạn đánh giá được website của bạn thuộc trường hợp thông báo hay đăng ký, mức độ đăng ký thành công;
  • Kiểm tra nội dung website nhằm đánh giá mô hình hoạt động của website có tuân thủ quy định hay không từ đó giúp bạn điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp;
  • Giúp bạn hoàn chỉnh điều khoản sử dụng, chính sách bán hàng/cung cấp dịch vụ và các điều kiện giao dịch chung để vận hành website theo quy định của pháp luật;
  • Chúng tôi cung cấp danh mục tài liệu, các biểu mẫu luật định đã được chúng tôi chuyển ngữ từ Việt sang Anh cho bạn chuẩn bị hoàn tất bộ hồ sơ đăng ký (khi bạn đồng ý sử dụng dịch vụ PLF);
  • Cung cấp account để bạn truy cập vào hệ thống CRM của chúng tôi để giám sát, đôn đốc quá trình chúng tôi thực hiện công việc cho bạn;
  • Cung cấp đến bạn các biểu mẫu báo cáo định kỳ đối với website và nội dung công việc tiếp theo bạn phải thực hiện sau khi website đã được thông báo, đăng ký, bổ sung, cấp lại.

Trong hầu hết các trường hợp, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện những bước sau để thành lập một công ty:

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, viết tắt là GCNĐKĐT (nếu có nhà đầu tư không phải là người Việt Nam).

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, viết tắt là GCNĐKDN hoặc GCNĐKKD nếu là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty được thành lập sẽ cần thực hiện các bước sau đây để tuân thủ quy định:

Bước 3: Các thủ tục sau thành lập.

Bước 4: Xin cấp giấy phép con (nếu có).

Đối với những ngành kinh doanh không có điều kiện, sẽ mất khoảng từ 6 đến 8 tuần để thành lập một công ty có vốn đầu từ nước ngoài và 1 tuần đối với một công ty thuần Việt Nam.

Tuy nhiên, đặc biệt với các công ty có vốn nước ngoài, thời hạn có thể dài hơn vì nhiều lý do như các yêu cầu bổ sung từ phía cơ quan cấp phép.

Giấy phép kinh doanh là giấy phép con bắt buộc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể, đặc biệt là khi cung cấp các dịch vụ về:

  • Bán lẻ;
  • Bán buôn các mặt hàng cụ thể (như chất bôi trơn, gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo và tạp chí);
  • Thương mại điện tử;
  • Dịch vụ Logistics (trừ một số trường hợp cụ thể);
  • Cho thuê hàng hóa(không bao gồm cho thuê tài chính và cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành);
  • Trung gian thương mại;
  • Tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ;
  • Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại (không bao gồm dịch vụ quảng cáo).

Giấy phép kinh doanh sẽ được cấp bởi Sở Công Thương và trong một số trường hợp đặc biệt, sẽ cần có chấp thuận từ Bộ Công Thương.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.