“Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 việc tăng hoặc giảm giá bất hợp lý đối với một số mặt hàng thiết yếu sẽ bị xử phạt hành chính.“
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá phải thực hiện đăng ký giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá. Danh mục bao gồm:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ sau đây phải thực hiện kê khai và niêm yết giá:
Đối với các hàng hoá, dịch vụ ở trên việc thay đổi giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đến 55 triệu tuỳ vào tổng giá trị của hàng hoá và hành vi vi phạm. Ngoài ra phải nộp vào Ngân sách Nhà nước số tiền thu lợi bất chính do vi phạm hành chính.
Hành vi tăng, giảm giá bất hợp lý được liệt kê tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP và Thông tư 31/2014/TT-BTC bao gồm:
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tăng, giảm giá bất hợp lý gồm có Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá, Chánh Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương, cơ quan quản lý thị trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.
Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đang thi hành công vụ hoặc công chức đang thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước khi phát hiện vi phạm có quyền lập biên bản làm cơ sở cho việc xử phạt vi phạm hành chính.
PLF cho rằng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, cách nhanh nhất người tiêu dùng nên báo với cơ quan quản lý thị trường khi phát hiện hành vi vi phạm .
Công Ty Luật PLF