“Sau khi xác định ngành nghề, định hướng, mục tiêu, quy mô đầu tư kinh doanh và chuẩn bị các yếu tố cần thiết như nguồn vốn, địa điểm, cơ sở vật chất trang thiết bị… nhà đầu tư tiến đến giai đoạn thành lập một công ty để hiện thực các mục tiêu đã đặt ra.
Tiếp theo chuỗi bài viết liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi cung cấp đến Quý khách các thông tin tổng quan về quá trình thành lập mới một dự án đầu tư, một doanh nghiệp.”
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư. Trong đó, Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn việc kinh doanh tại Việt Nam thông qua phương thức thành lập một doanh nghiệp cần lưu ý rằng, để thực hiện được điều này nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục thành lập dự án đầu tư như chi tiết dưới đây.
Thành lập doanh nghiệp là thủ tục đăng ký với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Sở kế hoạch và Đầu tư (và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của mỗi tỉnh đối với trường hợp thành lập dự án đầu tư nằm trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao) để hình thành nên một tổ chức kinh tế. Đây được xem như là thủ tục khai sinh đối với công ty, cơ sở đầu tiên cho việc kinh doanh, hoạt động tại Việt Nam.
Kết quả quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần đạt được trong việc thành lập doanh nghiệp là được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp được công nhận thành lập và chính thức trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập; có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và pháp luật liên quan của Việt Nam; chủ thể này được nhà nước và pháp luật công nhận, bảo hộ.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, pháp luật Việt Nam yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp phải có dự án đầu tư. Do đó, nhà đầu tư còn phải thực hiện thêm thủ tục thành lập dự án đầu tư với kết quả được cấp là Giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư. Sau đó mới tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, quy trình thành lập công ty nước ngoài thường bao gồm 2 bước tương ứng với 2 thủ tục (thành lập dự án đầu tư và thành lập doanh nghiệp).
Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
Cơ quan đăng ký đầu tư cụ thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các trường hợp sau:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư tại mục 3.1 bài viết này để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án. Hồ sơ gồm những tài liệu, nội dung chính như sau:
Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư. Thời hạn xử lý tại bước này là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, một số địa phương với chính sách mở cửa thu hút nhà đầu tư nước ngoài, cắt giảm thủ tục hành chính nên thời hạn này có thể ngắn hơn đến 30% (Ví dụ: Tại Thành phố Hồ Chí Minh, thời hạn xử lý hồ sơ thành lập dự án đầu tư là 10 ngày làm việc)
Tại bước này, dự án đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Bước 3: Sau khi xem xét thẩm định hồ sơ, hỏi ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có). Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện tại Bước 2. Cơ quan cấp phép cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư, trong đó phải bao gồm các nội dung chính: Tên, mã số, thông tin nhà đầu tư, diện tích, địa điểm thực hiện, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, thời hạn và tiến độ hoạt động của dự án đầu tư.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, sau khi thành lập dự án đầu tư như đề cập tại mục 3 và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư tiến hành thành lập doanh nghiệp tại mục này.
Đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trực tiếp theo quy trình sau đây mà không bắt buộc phải thành lập dự án đầu tư:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng ký thành lập doanh nghiệp, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết, cơ quan đăng ký kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của mỗi tỉnh. Tuỳ từng trường hợp và loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư lựa chọn, thành phần hồ sơ sẽ khác nhau, nhưng thường bao gồm các hồ sơ, tài liệu sau:
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; (i) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. (ii) Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do. (iii) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho nhà đầu tư.
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh trả kết quả hồ sơ là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp, là tài liệu ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, bao gồm các nội dung sau: Tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ của doanh nghiệp; Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty đã được pháp luật Việt Nam công nhận, có thể đi vào hoạt động. Tuy nhiên, vui lòng lưu ý, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh. Do đó, trường hợp công ty kinh doanh, hoạt động trong ngành, nghề mà pháp luật Việt Nam yêu cầu phải xin giấy phép kinh doanh thì công ty phải đáp ứng đủ các điều kiện trước khi kinh doanh, hoạt động trong ngành nghề đó. Bên cạnh đó, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần thực hiện các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp như góp vốn điều lệ, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký số và khai báo thuế, lao động ban đầu…
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.