Thành Lập Văn Phòng Đại Diện

Thành lập văn phòng đại diện là gì?

Công ty nước ngoài thành lập văn phòng để tìm hiểu thị trường hoặc thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh, xúc tiến thương mại tại Việt Nam, văn phòng này được hiểu là văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.

Chúng tôi thay bạn thực hiện các công việc sau:

  • Thành lập Văn phòng đại diện;
  • Thay đổi Trưởng Văn phòng đại diện;
  • Cung cấp nhân sự đại diện cho Trưởng Văn phòng đại diện;
  • Gia hạn hoạt động của Văn phòng đại diện;
  • Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện;
  • Đăng ký, khai báo, quyết toán thuế cho Văn phòng đại diện;
  • Thực hiện cấp Giấy phép lao động cho Trưởng Văn phòng đại diện.

Chúng tôi làm như thế nào?

  • Luật sư chúng tôi sẽ trao đổi cùng bạn thông qua hệ thống CRM của chúng tôi hoặc điện thoại hoặc email hoặc gặp trực tiếp để nắm rõ yêu cầu và mục tiêu đầu tư của bạn tại Việt Nam;
  • Chúng tôi giúp bạn xác định yêu cầu của bạn có phù hợp với quy định pháp luật, các điều kiện để thành lập Văn phòng đại diện, thông tin đến bạn xu hướng đầu tư, các thế mạnh và hạn chế tại địa điểm đặt Văn phòng đại diện;
  • Chúng tôi cung cấp danh mục tài liệu, các biểu mẫu luật định đã được chúng tôi dự thảo và chuyển ngữ từ Việt sang Anh cho bạn khi bạn sử dụng dịch vụ của chúng tôi;
  • Cung cấp account để bạn truy cập vào hệ thống CRM của chúng tôi để bạn có thể giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện công việc;
  • Giao nhận các giấy phép đến bạn và cung cấp tài liệu hướng dẫn bạn chuẩn bị thực hiện trình tự các công việc ngay sau khi thành lập Văn phòng đại diện.

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được thành lập ngoài lãnh thổ Việt Nam. Hoạt động của văn phòng đại diện chỉ giới hạn trong việc thực hiện các hoạt động liên lạc, nghiên cứu thị trường và thúc đẩy, quảng bá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nói cách khác, văn phòng đại diện được mở ra nhằm quảng bá hoạt động kinh doanh của công ty nước ngoài nhưng không được phép có hoạt động tạo lợi nhuận cho chính mình.

Việc mở chi nhánh là khả thi cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp trong nước (kể cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài) có thể mở chi nhánh mà không gặp khó khăn gì, thì các doanh nghiệp nước ngoài lại thường gặp những trở ngại khi mở chi nhánh tại Việt Nam.

Người lao động nước ngoài phải đăng ký xin cấp giấy phép lao động hoặc giấy miễn từ giấy phép lao động. Giấy phép sẽ cho phép người nước ngoài được làm việc với một chức danh, công ty và địa điểm cụ thể. Do đó, người lao động nước ngoài có thể có nhiều giấy phép lao động.

Quan trọng hơn, giấy phép lao động hoặc giấy miễn trừ giấy phép lao động không loại trừ việc người lao động nước ngoài vẫn phải xin cấp thị thực hoặc thẻ tạm trú.

Mọi công ty bắt buộc phải có ít nhất một người đại diện pháp luật ở Việt Nam tại mọi thời điểm; tuy nhiên, người đại diện pháp luật không cần phải thường trú ở Việt Nam.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.