Hiện nay với việc mở cửa thị trường cùng nhiều chính sách ưu đãi của chính phủ đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, điều đó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro cho bạn khi xác lập, thực hiện giao dịch và khó tránh khỏi việc sẽ phát sinh các tranh chấp, loại trừ được các rủi ro các tranh chấp cũng chính là giúp bạn tạo ra lợi nhuận.
Với hơn 10 năm hoạt động tham gia giải quyết các tranh chấp trong nước và quốc tế, bằng kinh nghiệm của mình, chúng tôi giúp khách hàng dự liệu trước được các rủi ro, các tranh chấp có thể xảy ra ngay từ giai đoạn đàm phán giao dịch. Chúng tôi luôn đồng hành cùng với khách hàng, đưa ra các lời khuyên, giải pháp trước các buổi đàm phán. Khi phát sinh tranh chấp, chúng tôi giúp bạn thu thập, xác lập chứng cứ có lợi cho bạn điều này đặc biệt quan trọng bởi nó quyết định đến kết quả giải quyết tranh chấp. Luật sư của chúng tôi cũng sẽ thay mặt bạn làm việc với bên còn lại, trực tiếp giải quyết các rủi ro, tranh chấp tại các tòa án, trọng tài trong nước và quốc tế.
Các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng bởi kinh nghiệm và sự am hiểu của Luật sư chúng tôi về văn hóa, cách thức làm việc tại các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Đối với các tranh chấp quốc tế, với lợi thế về ngôn ngữ, sự am hiểu về pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp tại các quốc gia khác nhau, Luật sư nước ngoài của chúng tôi sẽ giúp bạn biết được cách thức giải quyết của tổ chức tố tụng nước ngoài đối với trường hợp của bạn, và thay mặt bạn làm việc với các tổ chức này.
Bạn luôn chủ động được cập nhật tình hình thực hiện công việc của chúng tôi cũng như giám sát, hối thúc tiến độ công việc thông qua hệ thống quản lý CRM mà chúng tôi cấp cho bạn tài khoản để truy cập sử dụng.
Đăng ký một công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam là khả thi. Tuy nhiên, việc đầu tư nước ngoài sẽ phụ thuộc vào các hạn chế về luật định đối với từng ngành nghề cụ thể.
Trong hầu hết các trường hợp, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện những bước sau để thành lập một công ty:
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, viết tắt là GCNĐKĐT (nếu có nhà đầu tư không phải là người Việt Nam).
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, viết tắt là GCNĐKDN hoặc GCNĐKKD nếu là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty được thành lập sẽ cần thực hiện các bước sau đây để tuân thủ quy định:
Bước 3: Các thủ tục sau thành lập.
Bước 4: Xin cấp giấy phép con (nếu có).
GCNĐKĐT là Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, cần phải có (trong hầu hết các trường hợp) khi một nhà đầu tư nước ngoài muốn lập một dự án (ví dụ như thành lập một công ty) ở Việt Nam tại thời điểm bắt đầu.
GCNĐKDN là Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà mọi công ty ở Việt Nam phải có. Ở các hệ thống pháp luật khác, tài liệu này có thể có tên khác như “Giấy chứng nhận thành lập công ty” hoặc “Giấy chứng nhận doanh nghiệp”.
Công ty cổ phần (“CTCP”) và Công ty trách nhiệm hữu hạn (“TNHH”) là những loại hình công ty phổ biến nhất tại Việt Nam vì chúng có những lợi điểm sau:
Có thể chuyển đổi từ CTCP sang TNHH và ngược lại
Về tổng thể không có một mức vốn tối thiểu nào được quy định khi thành lập một công ty tại Việt Nam. Chỉ một số ngành kinh doanh có điều kiện như kinh doanh bất động sản, ngân hàng hoặc giáo dục có yêu cầu cụ thể về vốn.
Tuy nhiên, mức vốn vẫn cần phải đủ để thực hiện các ngành nghề dự định kinh doanh cũng như quy mô hoạt động của công ty.
Đối với những ngành kinh doanh không có điều kiện, sẽ mất khoảng từ 6 đến 8 tuần để thành lập một công ty có vốn đầu từ nước ngoài và 1 tuần đối với một công ty thuần Việt Nam.
Tuy nhiên, đặc biệt với các công ty có vốn nước ngoài, thời hạn có thể dài hơn vì nhiều lý do như các yêu cầu bổ sung từ phía cơ quan cấp phép.