Sự tác động mạnh mẽ chưa từng có đến mọi mặt đời sống xã hội đặc biệt là kinh tế trong công cuộc hội nhập với thế giới, đã buộc Chính phủ Việt Nam tăng cường kiểm soát hơn đối với các các hoạt động luân chuyển vốn ra vào Việt Nam. Điều này cũng kéo theo các quy định pháp luật điều tiết thị trường vốn liên tục được ban hành nhằm nâng cao các hoạt động giám sát từ một số cơ quan thuộc Chính phủ, hệ thống các ngân hàng, các tổ chức tài chính khác đối với vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Với nhiều năm làm việc cùng với các quỹ đầu tư, các ngân hàng Việt Nam và nước ngoài từ nhiều quốc gia khác nhau trong các thương vụ đa dạng liên quan đến thị trường vốn, hơn ai hết chúng tôi hiểu rõ thị trường vốn tại Việt Nam và chính sách điều tiết thị trường từ Chính phủ, điều này giúp chúng tôi có điều kiện giúp bạn chủ động và linh hoạt sử dụng nhiều giải pháp cho các hoạt động đầu tư của bạn tại Việt Nam. Chúng tôi luôn có giải pháp hiệu quả cho bạn thực hiện suôn sẻ và nhanh chóng các giao dịch mua bán, huy động vốn, phát hành chứng khoán, trái phiếu, mua bán nợ, huy động vốn qua các hình thức khác nhau bao gồm cả hình thức IPO trong nước và quốc tế, hoạt động rót vốn của các tổ chức tài chính quốc tế vào thị trường Việt Nam.
Đăng ký một công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam là khả thi. Tuy nhiên, việc đầu tư nước ngoài sẽ phụ thuộc vào các hạn chế về luật định đối với từng ngành nghề cụ thể.
Trong hầu hết các trường hợp, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện những bước sau để thành lập một công ty:
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, viết tắt là GCNĐKĐT (nếu có nhà đầu tư không phải là người Việt Nam).
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, viết tắt là GCNĐKDN hoặc GCNĐKKD nếu là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty được thành lập sẽ cần thực hiện các bước sau đây để tuân thủ quy định:
Bước 3: Các thủ tục sau thành lập.
Bước 4: Xin cấp giấy phép con (nếu có).
GCNĐKĐT là Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, cần phải có (trong hầu hết các trường hợp) khi một nhà đầu tư nước ngoài muốn lập một dự án (ví dụ như thành lập một công ty) ở Việt Nam tại thời điểm bắt đầu.
GCNĐKDN là Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà mọi công ty ở Việt Nam phải có. Ở các hệ thống pháp luật khác, tài liệu này có thể có tên khác như “Giấy chứng nhận thành lập công ty” hoặc “Giấy chứng nhận doanh nghiệp”.
Công ty cổ phần (“CTCP”) và Công ty trách nhiệm hữu hạn (“TNHH”) là những loại hình caông ty phổ biến nhất tại Việt Nam vì chúng có những lợi điểm sau:
Có thể chuyển đổi từ CTCP sang TNHH và ngược lại
Về tổng thể không có một mức vốn tối thiểu nào được quy định khi thành lập một công ty tại Việt Nam. Chỉ một số ngành kinh doanh có điều kiện như kinh doanh bất động sản, ngân hàng hoặc giáo dục có yêu cầu cụ thể về vốn.
Tuy nhiên, mức vốn vẫn cần phải đủ để thực hiện các ngành nghề dự định kinh doanh cũng như quy mô hoạt động của công ty.
Đối với những ngành kinh doanh không có điều kiện, sẽ mất khoảng từ 6 đến 8 tuần để thành lập một công ty có vốn đầu từ nước ngoài và 1 tuần đối với một công ty thuần Việt Nam.
Tuy nhiên, đặc biệt với các công ty có vốn nước ngoài, thời hạn có thể dài hơn vì nhiều lý do như các yêu cầu bổ sung từ phía cơ quan cấp phép.