LĨNH VỰC THUẾ

Hướng Dẫn Xác Định Thu Nhập Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Năm 2012

Payroll-Services

Việc quyết toán, xác định thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được quy định trong luật thuế TNCN, Nghị định 100/2008/NĐ-CP, Thông tư 84/2008/TT-BTC, Thông tư số 28/2011/TT-BTC. Nhằm tránh tình trạng nhầm lẫn, xác định sai tiền thuế phải nộp, việc xác định thu nhập tính thuế luôn là khâu khó khăn và quan trọng nhất.

Cá nhân khi tiến hành quyết toán thuế TNCN trong kì tính thuế 2012 cần lưu ý: Phương pháp tính thu nhập tính thuế là lấy thu nhập chịu thuế trừ đi những khoản được miễn giảm và khoản giảm trừ gia cảnh (đối với cá nhân cư trú). Vậy, cá nhân nên đi theo những tuần tự như sau:

Đầu tiên là xác định thu nhập chịu thuế khi quyết toán thuế. Cá nhân có hai nguồn thu nhập phải xác định phần thu nhập chịu thuế là từ thu nhập thường xuyên hay từ thu nhập không thường xuyên. Trong khuôn khổ hướng dẫn quyết toán này tập trung vào phần thu nhập thường xuyên đến từ tiền lương, tiền công và từ hoạt động kinh doanh.

Theo hướng dẫn tại Khoản 2, Mục II, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC; Điều 1 Thông tư số 62/2009/TT-BTC; Điều 1 Thông tư số 02/2010/TT-BTC: thu nhập thường xuyên của một cá nhân gồm tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh kể cả một số khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền mà cá nhân được hưởng nhưng phải được hưởng thường xuyên, ổn định. Thời điểm xác định thu nhập là lúc tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân. Với tiền công, tiền lương tháng 12/2012 mà đơn vị thanh toán cho người lao động vào năm 2013 thì quyết toán vào thuế TNCN năm 2013.

Với những cá nhân nhận thu nhập sau thuế (tức là thu nhập/tháng của cá nhân thực nhận theo hợp đồng chưa có thuế TNCN và không bao gồm phần giảm trừ gia cảnh của cá nhân nộp thuế) thì tiến hành đổi từ thu nhập sau thuế thành thu nhập trước thuế theo hướng dẫn của công văn số 1578/TCT-TNCN ngày 28/4/2009 và công văn số 3565/TCT-TNCN ngày 14/9/2010 của Tổng cục Thuế.

Thu nhập không thường xuyên bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, trúng số, tặng cho,… Trong đó chỉ có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là có kỳ tính thuế theo năm nên mới kê khai quyết toán vào cuối năm tài chính. Các khoản thu còn lại được kê khai quyết toán vào mỗi lần phát sinh thu nhập. Thu nhập chịu thuế từng mã chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ giá mua và các chi phí liên quan đến chuyển nhượng.

Thứ hai là xác định khoản giảm trừ gia cảnh. Miễn trừ gia cảnh chỉ áp dụng đối với cá nhân cư trú, tức là công dân Việt Nam hoặc cá nhân có nơi ở ổn định tại Việt Nam, và dành cho phần thu nhập thường xuyên của cá nhân này. Về đối tượng, chỉ có những đối tượng thuộc quy định tại Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC; Điều 2, Điều 3 Thông tư số 62/2009/TT-BTC, Điều 4 Thông tư số 02/2010/TT-BTC mới được đăng kí miễn trừ gia cảnh. Cần lưu ý rằng, miễn trừ gia cảnh dành cho công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ổn định ở Việt Nam là khác nhau:

  • Với công dân Việt Nam, miễn trừ gia cảnh được tính từ lúc phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng và đã đăng ký miễn trừ gia cảnh.
  • Với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam, miễn trừ gia cảnh được tính từ tháng 1 cho đến tháng rời khỏi Việt Nam.

Trong thực tế, có những trường hợp cá nhân nộp thuế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng quên đăng ký giảm trừ gia cảnh:

  • Trường hợp đăng ký muộn: khoản miễn trừ gia cảnh sẽ được trừ ra khỏi khoản tạm khấu trừ thuế hàng tháng kể từ tháng đăng ký.
  • Trường hợp để đến ngày quyết toán mới đăng ký: khoản miễn trừ gia cảnh sẽ được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế tính từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Công Ty Luật PLF
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Liên hệ cùng PLF để được tư vấn