“Theo quy định tại khoản 2, Điều 9, Luật cạnh tranh các thỏa thuận dạng này chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận chiếm từ 30% trở lên và có thể được miễn trừ theo quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh.“
Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp gây ra nhiều thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do đó, Nhà nước ta ban hành Luật cạnh tranh, Nghị định 116/2005 và Nghị định 120/2005 quy định về xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luật và các văn bản hướng dẫn không trực tiếp nêu khái niệm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tuy nhiên theo cách tiếp cận của khoản 3, Điểu 3 Luật cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được hiểu là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp nhằm mục đích làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Xét trên mức độ tác động tới môi trường cạnh tranh, Luật cạnh tranh phân các hành vi thỏa thuận thành hai nhóm, gồm nhóm thỏa thuận bị cấm khi thị phần kết hợp của các bên thỏa thuận chiếm từ 30% trở lên và nhóm thỏa thuận bị cấm trong mọi trường hợp.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:
Cụ thể, thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Cạnh tranh được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:
a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ;
c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;
đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
e) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Nhóm thỏa thuận bị cấm trong mọi trường hợp gồm có:
Các thỏa thuận dạng này bị cấm trong mọi trường hợp và không được miễn trừ.
Hình thức xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau: Trên cơ sở xem xét các yếu tố như mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm gây ra, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm, thời gian thực hiện hành vi vi phạm, khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng (Điều 7, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP), các doanh nghiệp vi phạm quy định về tập trung kinh tế có thể phải chịu các hình thức xử lý vi phạm sau: