Thông tư số 78/2021/TT-BTC (“Thông tư”) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2022, tuy nhiên Nhà nước hiện đang khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo Thông tư trước ngày 01/07/2022. Riêng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ cá nhân kinh doanh không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng và truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Sau đây là một số nội dung mới doanh nghiệp cần lưu ý về hóa đơn điện tử (“HĐĐT”) tại Thông tư.
Trước đây tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và Thông tư số 68/2019/TT-BTC không có quy định về ủy nhiệm lập HĐĐT.
Do đó, quy định về thực hiện ủy nhiệm lập HĐĐT là một trong những điểm mới nổi bật của Thông tư. Theo đó các doanh nghiệp là bên bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba (là bên có quan hệ liên kết với bên bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng HĐĐT và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng HĐĐT) lập HĐĐTcho hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ. HĐĐT ủy nhiệm lập phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của bên ủy nhiệm và tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhận ủy nhiệm và phải đúng thực tế phát sinh. Việc ủy nhiệm phải được lập bằng văn bản (hợp đồng hoặc thỏa thuận) giữa hai bên và phải thể hiện đầy đủ các thông tin theo quy định tại Điều 3 của Thông tư. Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải thông báo cho cơ quan thuế theo quy định vì việc ủy nhiệm được xác định là thay đổi thông tin đăng ký sử dụng HĐĐT.
Sự thay đổi trong việc quản lý HĐĐT của cơ quan thuế, giữa Thông tư so với các quy định trước đó có sự thay đổi đáng kể với nhiều điểm mới như sau:
Lưu ý: Việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế liên quan các HĐĐT điều chỉnh, thay thế (bao gồm cả HĐĐT bị hủy) thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
Các doanh nghiệp đang sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế nếu có nhu cầu chuyển đổi áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế thì thực hiện thay đổi thông tin sử dụng HĐĐT theo quy định.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp thuộc đối tượng sử dụng HĐĐT không có mã theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế nếu thuộc trường hợp được xác định rủi ro cao về thuế theo quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định và được cơ quan thuế thông báo về việc chuyển đổi áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế thì phải chuyển đổi sang áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế. Trong thời gian mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo, doanh nghiệp phải chuyển từ sử dụng HĐĐT không có mã sang HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định và thực hiện theo thông báo của cơ quan thuế. Sau 12 tháng kể từ thời điểm chuyển sang sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng HĐĐT không có mã thì người nộp thuế thay đổi thông tin sử dụng HĐĐT theo quy định, cơ quan thuế căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế và quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC để xem xét, quyết định.
4. Xử lý chuyển tiếp HĐĐT đã thông báo phát hành trước ngày Thông tư này được ban hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2022. Tuy nhiên, cơ quan Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đã và đang dùng HĐĐT đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập thực hiện chuyển đổi theo hướng dẫn của Thông tư này trước ngày 30/06/2022.
Bên trên là một vài điểm mới của Thông tư 78/2021/TT-BTC mà doanh nghiệp cần biết và lưu ý thực hiện để tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.