Thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng sôi động do dòng vốn FDI dịch chuyển mạnh mẽ, kéo theo đó là ngày càng có nhiều nhà đầu trong lĩnh vực kiến trúc tham gia thị trường. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các điều kiện đầu tư cũng như kinh doanh khi hoạt động ngành nghề kiến trúc tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo pháp luật Việt Nam, dịch vụ kiến trúc bao gồm loại hình kinh doanh tổ chức thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng, tuy nhiên, nội dung hoạt động dịch vụ kiến trúc theo Luật Việt Nam không đồng nhất với nội dung tại hệ thống phân loại ѕản phâm trung tâm của Liên Hợp Quốc (CPC), có thể thấy như sau:
Theo pháp luật Việt Nam | Theo CPC |
Dịch vụ kiến trúc bao gồm:
| Dịch vụ kiến trúc (CPC 8671), bao gồm:
|
Một trong những khác biệt tiêu biểu của hoạt động kiến trúc là theo CPC thì dịch vụ kiến trúc không bao gồm dịch vụ “Thiết kế nội thất”, do đó, đối với hoạt động này, Việt Nam vẫn chưa cam kết mở cửa với nhà đầu tư nước ngoài hay nói cách khác Việt Nam bảo lưu quyền cho phép nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này. Vì vậy, khi đăng ký dịch vụ “thiết kế nội thất” nhà đầu tư phải được chấp thuận từ các Bộ chuyên ngành.
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại về hợp tác đầu tư, trong đó phổ biến như:
Dịch vụ kiến trúc là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo pháp luật Việt nam (103), với trường hợp nhà đầu tư thành lập công ty tại Việt Nam cung cấp dịch vụ kiến trúc nhà đầu tư cần đảm bảo việc đáp ứng được các điều kiện:
Điều kiện hoạt động của công ty kiến trúc:
Điều kiện đối với cá nhân làm việc tại tổ chức hành nghề kiến trúc:
Điều kiện người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam:
Pháp luật Việt Nam cho phép người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam, theo đó cần đáp ứng các điều kiện như sau:
Cần lưu ý rằng thời gian tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam của người nước ngoài được tính theo giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc Giấy phép lao động và Hợp đồng lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Các bước thành lập công ty hoạt động kiến trúc
Đối với hoạt động kiến trúc, để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thông thường sẽ trải qua các bước như sau:
Bước 1. Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 2. Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 3. Thông báo thông tin cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức hành nghề kiến trúc có trụ sở hoạt động
Các điểm cần lưu ý
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.