Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau như thương mại, tạo tài sản cố định, thực hiện dự án đầu tư… và tương ứng với từng mục đích nhập khẩu khác nhau thì việc kê khai hải quan, tính thuế nhập khẩu cũng sẽ khác nhau. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho Quý khách những thông tin tổng quan và lưu ý đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam nhìn chung bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định diện nhập khẩu của hàng hóa
Mỗi nhóm hàng hóa có một cơ chế nhập khẩu khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần xác định đúng loại hàng hóa nhằm tiến hành đúng và đầy đủ các thủ tục liên quan trước/trong khi nhập khẩu. Doanh nghiệp cũng cần xem xét kỹ hàng hóa có thuộc các nhóm sau đây hay không:
Bước 2: Xác định mã HS
Mã HS là mã phân loại của hàng hóa, là căn cứ dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trường hợp Công ty chưa chắc chắn về mã HS của hàng hóa dự định nhập khẩu thì có thể gửi yêu cầu xác định trước mã HS tới cơ quan Hải quan Việt Nam để bảo đảm về tính chính xác của mã HS, tránh việc hàng hóa không được thông quan hay vi phạm về nghĩa vụ thuế.
Bước 3: Xác định các loại thuế, phí liên quan
Sau khi đã xác định chính xác mã HS của hàng hóa. Doanh nghiệp cần xác định hàng hóa của mình sẽ chịu các loại thuế nào, thuế suất là bao nhiêu. Tùy thuộc vào loại hàng hóa nhập khẩu mà doanh nghiệp có thể phải chịu một hoặc các loại thuế sau đây:
Bước 4: Đăng ký/ xin cấp phép
Đăng ký/ xin cấp phép để nhập khẩu hàng hóa, Quý khách thực hiện các việc sau:
Bước 5: Khai tờ khai hải quan, nộp thuế, thông quan
Có thể nộp tờ khai hải quan trước ngày hàng hóa tới cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày tính từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
Sau khi tờ khai hải quan được truyền đến Hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động phân luồng:
Sau quá trình này, Công ty tiến hành nộp các loại thuế, phí liên quan và thông quan hàng hóa.
Tương ứng với từng mục đích nhập khẩu khác nhau thì việc kê khai hải quan, tính thuế nhập khẩu cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, theo tinh thần của pháp luật xuất nhập khẩu, doanh nghệp phải tự chịu trách nhiệm với nội dung kê khai bao gồm cả trường hợp thực hiện thông qua các đơn vị cung cấp dịch vụ kê khai hải quan, bởi thực tế doanh nghiệp mới là chủ hàng hóa.
Chính vì vậy, ngay cả khi thông qua bên thứ ba để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa thì doanh nghiệp cũng cần kiểm soát được các nội dung liên quan đến việc nhập khẩu nhằm loại trừ các rủi ro mà với tư cách là chủ hàng hóa, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu.
Một số sai sót thường xảy ra trong giai đoạn kê khai hải quan:
Doanh nghiệp khi có nhu cầu nhập khẩu cần:
Việc khai sai, khai thiếu thường sẽ dẫn đến việc thiếu số tiền thuế phải nộp và vô hình trung doanh nghiệp bị xếp vào danh sách các doanh nghiệp vi phạm, quá trình nhập khẩu sau đó thường sẽ bị chuyển qua phân luồng vàng (kiểm tra hồ sơ, chứng từ) hoặc luồng đỏ (kiểm tra thực tế hàng hóa). Với một số máy móc, thiết bị tạm nhập ban đầu và khi không có nhu cầu sử dụng và tái xuất thì việc tiêu thụ nội địa sẽ gặp nhiều khó khăn bởi hồ sơ nhập khẩu ban đầu đã áp mã HS, tính thuế, loại hình nhập khẩu không đúng với thực tế. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng cần phải hiểu và nắm rõ được các thông tin về nhập khẩu, bởi điều này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được quá trình nhập khẩu bao gồm cả kết quả công việc mà bên thứ ba thực hiện.
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.