Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, cho phép người lao động thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, ngoài công đoàn. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức này còn chưa cụ thể. Đây là một vấn đề rất mới, chưa từng có tiền lệ trong pháp luật lao động Việt Nam
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở:
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm:
Tách bạch giữa tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và công đoàn cơ sở
Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 (“BLLĐ”), người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Đây là loại hình tổ chức đại diện cho người lao động đã và đang tồn tại ở nước ta và là tổ chức duy nhất được coi là tổ chức đại diện cho người lao động cho đến trước ngày 01/01/2021. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cho phép người lao động có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Đây là một tổ chức rất mới, độc lập với tổ chức công đoàn cơ sở.
Công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có sự khác nhau về bản chất và mục đích. Cụ thể, trong khi “Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động … đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội ….”, thì tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp được xác định là tổ chức xã hội đơn thuần, chỉ làm chức năng đại diện bảo vệ quyền hợp pháp, lợi ích chính đáng của người lao động trong phạm vi quan hệ lao động.
Điều kiện thành lập
Về điều kiện thành lập, “doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam”.
Trong khi đó, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập theo quy định của BLLĐ. Theo BLLĐ, “tại thời điểm đăng ký, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ”. Đến thời điểm hiện nay, số lượng thành viên tối thiểu này vẫn chưa được xác định vì vẫn đang chờ văn bản hướng dẫn của Chính phủ.
Ban lãnh đạo tổ chức
Tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp sẽ bao gồm: Ban lãnh đạo và thành viên. Ban lãnh đạo do thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bầu. Theo quy định tại BLLĐ, thành viên ban lãnh đạo là:
Bên cạnh đó, liên quan đến Ban lãnh đạo của Tổ chức đại diện người lao động, Bộ LLĐ cũng bỏ ngỏ quy định cụ thể về số lượng thành viên lãnh đạo tại tổ chức đại diện người lao động.
Quyền thương lượng tập thể
Thương lượng tập thể là một trong những hoạt động chính và là một trong các quyền quan trọng nhất của một tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả các tổ chức đại diện người lao động đều có quyền thương lượng tập thể.
Theo quy định tại BLLĐ, một tổ chức sẽ có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đáp ứng quy định này thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định về tỷ lệ đại diện, thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu thương lượng tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định nêu trên.
Từ các phân tích nêu trên có thể thấy, quy định về tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp là điểm mới góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề có thể khiến cho các doanh nghiệp lúng túng và khó áp dụng trong thực tiễn như chưa quy định cụ thể số lượng tối thiểu để thành lập, số lượng thành viên Ban lãnh đạo của tổ chức. Ngoài ra, pháp luật cho phép tổ chức của người lao động có thương lượng tập thể với người sử dụng lao động nhưng song với đó lại giới hạn quyền này bởi tỷ lệ thành viên tối thiểu.
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.