M&A là các giao dịch chiến lược liên quan đến sự thay đổi hoặc chuyển giao quyền kiểm soát một công ty. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A hiện nay chưa có sự thống nhất và nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau.

Chính vì vậy, để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp cần yêu cầu đội ngũ nhân viên thực hiện thương vụ M&A phải có kiến thức pháp lý bao quát ở nhiều khía cạnh của Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Bộ Luật Dân sự, Luật Thuế, Luật Kế toán, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Lao động, và các văn bản hướng dẫn thi hành….

1. Luật Doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp quy định M&A như một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm sáp nhập doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp. Ngoài ra còn điều chỉnh các cách thức và thủ tục mua cổ phần, mua phần vốn góp, mua lại doanh nghiệp tư nhân, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp.

2. Luật Cạnh tranh

Luật Cạnh tranh nhìn nhận M&A dưới góc độ hành vi tập trung kinh tế bao gồm sáp nhập doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và liên doanh doanh nghiệp. Đưa ra các quy định hạn chế các giao dịch M&A dựa trên thị phần kết hợp của các bên tham gia giao dịch.

3. Luật Đầu tư

Luật Đầu tư xem xét M&A là một hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, mua cổ phần hoặc vốn góp để tham gia quản lý đầu tư. Bên cạnh đó, Luật cũng đưa ra các quy định về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực ngành nghề và điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh cũng như các thủ tục hành chính cần thực hiện.

4. Luật Thương mại và Bộ Luật Dân sự

Luật Thương mại và Bộ Luật Dân sự chủ yếu điều chỉnh M&A dưới khía cạnh hợp đồng giữa các bên. Các loại hợp đồng này có thể là hợp đồng mua bán cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng liên doanh,…

5. Luật Thuế

Khi giao dịch M&A được thực hiện, thông thường sẽ dẫn tới các thay đổi lớn về tài chính, làm phát sinh các nghĩa vụ thuế về thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế gia trị gia tăng…. vì vậy các bên tham gia phải hoàn thành tất các nghĩa vụ thuế có liên quan đối với nhà nước Việt Nam.

6. Luật Kế toán

Luật Kế toán quy định về việc hợp nhất báo cáo tài chính. Ngoài ra còn được quy định cụ thể tại các văn bản Thông tư số 21/2006/TT-BTC, Thông tư số 161/2007/TT-BTC, Chuẩn mực kế toán số 11 – Hợp nhất kinh doanh,  Chuẩn mực kế toán số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.

7. Luật Kiểm toán

Luật Kiểm toán kiểm tra các hoạt động về tài chính của doanh nghiệp để xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp.

8. Luật Sở hữu trí tuệ

Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh khía cạnh chuyển giao quyền tác giả, công nghệ, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu giữa các bên.

9. Bộ Luật Lao động

Bộ Luật Lao động yêu cầu các bên tham gia M&A phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động, tức là các phương án sử dụng lao động sau khi thương vụ thành công.

Ngoài ra, các quy định khác cũng tham gia điều chỉnh hợp hoạt động này như định giá tài sản, hải quan, bất động sản…

Cần lưu ý rằng: Riêng đối với các tổ chức tín dụng, hoạt động M&A bao gồm các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại và được điều chỉnh cụ thể trong Thông tư 04/2010/TT-NHNN. Đây là lĩnh vực đặc thù và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia nên các điều kiện, thủ tục để thực hiện M&A cũng chi tiết và chặt chẽ hơn so với các lĩnh vực khác.

Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.

Share:

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ một cách hiệu quả và nhanh chóng.

DD slash MM slash YYYY
Giờ
:
This field is for validation purposes and should be left unchanged.