Ngoài việc có đầy đủ quyền con người, quyền công dân, người phụ nữ còn có quyền được lao động và khi tham gia vào quan hệ lao động, lao động nữ còn được đảm bảo những quyền lợi đặc thù riêng. Nối tiếp xu hướng của pháp luật lao động trước đây, Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đã bổ sung nhiều quy định yêu cầu và hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo nâng cao phúc lợi cho lao động nữ.
Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
Ngoài ra, pháp luật về bảo hiểm xã hội cũng khuyến khích doanh nghiệp tạo điều kiện cho lao động nữ được nghỉ để đi khám thai nhiều hơn. Cụ thể, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được đảm bảo quy lại làm công việc cũ. Một điều đáng lưu ý theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, khi quay lại làm công việc cũ thì lao động nữ không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản.
Nếu như việc làm cũ không còn thì doanh nghiệp phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản cho lao động nữ.
Nghị định 145/2020/NĐ-CP buộc doanh nghiệp phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc nếu doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên. Quy định này không thay đổi do với quy định cũ trước đây, tuy nhiên thực tế áp dụng lại không được triệtđể tại các doanh nghiệp có sử dụng lượng lớn lao động nữ, dẫn đến tình trạng lao động nữ không có sự gắn bó với công việc.
Lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do doanh nghiệp và lao động nữ thỏa thuận nhưng tối thiểu đạt 03 ngày làm việc trong thời gian hành kinh trong tháng.
Nếu như lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được doanh nghiệp đồng ý để lao động nữ làm việc, thì ngoài tiền lương, lao động nữ còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ. Thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của lao động nữ.
Sẽ có khả năng lao động nữ có nhu cầu được nghỉ linh hoạt các ngày trong tháng hành kinh, do vậy doanh nghiệp lưu ý nên có hệ thống quản lý thông tin liên quan đến thời gian này.
Để tăng tính thiết thực và khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo cho lao động nữ, pháp luật quy định doanh nghiệp được giảm thuế và miễn giảm tiền thuê cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp và giúp lao động nữ yên tâm làm việc.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải xây dựng phương án, kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ tại nhà trẻ, lớp mẫu giáo đối với lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo bằng tiền hoặc hiện vật. Doanh nghiệp quyết định mức và thời gian hỗ trợ sau khi trao đổi, thảo luận với bên người lao động thông qua đối thoại tại nơi làm việc.
Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng, sử dụng lao động nữ vào làm việc, ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với lao động nữ trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên cân nhắc thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.
Đảm bảo phúc lợi lao động nói chung đã và đang được pháp luật lao động Việt Nam chú trọng và đưa ra nhiều điều khoản cụ thể để quy định. Đây là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải lưu tâm và nhất là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Việc doanh nghiệp nắm bắt rõ và tuân thủ các quy định này, không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất, xây dựng thương hiệu, thu hút và giữ chân nhân lực, mà trên hết, quản trị được các rủi ro pháp lý.
Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.