LIÊN HỆ LUẬT SƯ

Bùi Công Thành (James)

Bùi Công Thành (James)

Luật Sư Điều Hành
+84913 747 197 Email: thanhbc@plf.vn
Nguyễn Thị Phong Lan (Megan)
+84906 910 309 Email: lan.nguyen@plf.vn

Hiện nay số lượng người lao động nước ngoài (“NLĐNN”) làm việc tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng do các yêu cầu về điều hành quản lý và phát triển kinh tế. Nhà nước Việt Nam cũng tạo các điều kiện thuận lợi để NLĐNN làm việc tại Việt Nam. Vậy, phần thu nhập của NLĐNN phát sinh tại Việt Nam có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (“TNCN”) cho cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam hay không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ vấn đề này.

1. Thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài

Theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTCThông tư 119/2014/TT-BTC thì NLĐNN có phát sinh thu nhập chịu thuế tại Việt Nam là người nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo đó, thu nhập chịu thuế TNCN của NLĐNN là các thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư; chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại; thu nhập từ nhận thừa kế; thu nhập từ nhận quà tặng.

NLĐNN sẽ được xác định là cá nhân cư trú hoặc cá nhân không cư trú. Theo đó, phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của NLĐNN như sau:

  • Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
  • Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Như vậy, NLĐNN có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam là người nộp thuế theo pháp luật Việt Nam không phân biệt nơi chi trả thu nhập, và không biệt người đó có hiện diện tại Việt Nam hay không.

2. Xác định người lao động nước ngoài là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú

Để xác định một NLĐNN là cá nhân cư trú tại Việt Nam cần dựa vào một trong các điều kiện sau:

  • Có mặt tại Việt Nam (hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam) từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam: Nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
  • Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế. Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

NLĐNN không đáp ứng các điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú.

3. Các lưu ý khi tính thuế TNCN của người lao động nước ngoài

NLĐNN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam được hưởng các chính sách như người lao động Việt Nam. Theo đó, NLĐNN sẽ được áp dụng các chính sách sau:

  • Giảm trừ giả cảnh 11 triệu đồng/tháng (132 triệu/năm);
  • Giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng;
  • Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
  • Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo quy định của pháp luật.

Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ kinh doanh, NLĐNN được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần tương tự như người lao động là công dân Việt Nam.

NLĐNN là cá nhân không cư trú thì phần thuế TNCN đối với tiền công, tiền lương của họ sẽ được xác định theo mức thuế cố định là 20% theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Ngoài ra, nhằm tránh tình trạng đánh thuế hai lần lên thu nhập của NLĐNN là người nộp thuế tại Việt Nam đồng thời là người nộp thuế tại Quốc gia cu trú hoặc mang quốc tịch, chính phủ Việt Nam và một số quốc gia như Italia, Australia, Anh, Ba Lan, Lào, Malaysia, Nhật Bản, Hồng Kông, Ấn Độ, Đức, Nga, Đan Mạch, Hà Lan, Thái Lan…đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Tuy nhiên, cần lưu ý là NLĐNN là đối tượng cư trú hoặc mang quốc tịch của các quốc gia này vẫn phải thực hiện kê khai thuế và các thủ tục liên quan để được xem xét miễn giảm thuế TNCN tại Việt Nam.

Như vậy, nhà nước Việt Nam đã có các quy định, hướng dẫn chi tiết đối với việc đóng Thuế TNCN của NLNĐ có phát sinh thu nhập chịu thuế tại Việt Nam cùng với việc ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Điều này nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam thuận lợi hơn trong việc tuyển dụng NLĐNN thực hiện các công việc tại Việt Nam, thu hút nhân tài, hỗ trợ phát triển kinh tế song song nhiệm vụ đảm bảo chức năng quản lý và nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.

Share:

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ một cách hiệu quả và nhanh chóng.

DD slash MM slash YYYY
Giờ
:
This field is for validation purposes and should be left unchanged.