Hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp được hiểu là cách thức nhằm thay đổi quy mô, loại hình doanh nghiệp. Việc tổ chức lại doanh nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh hoặc giúp cho doanh nghiệp giải quyết được các mâu thuân nội bộ phát sinh để tránh phải giải thể hoặc phá sản. Các hình thức của tái cấu trúc doanh nghiệp hiện nay có thể nhắc đến là chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp.

1. Mục đích 

Như đã nêu thì việc tổ chức lại doanh nghiệp sẽ được đặt ra nhằm hướng đến đạt được những mục đích nhất định. Trong đó có thể kể đến các mục đích như:

  • Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi.
  • Nhu cầu quản trị của doanh nghiệp thay đổi.
  • Nội bộ doanh nghiệp hiện tại đang phát sinh mâu thuẫn.
  • Doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Tùy theo mục đích mà doanh nghiệp đặt ra để tổ chức lại thì sẽ có phương thức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế. Do đó thì hệ quả của từng phương thức thực hiện cũng sẽ khác nhau.

2. Hệ quả pháp lý 

Sau khi thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp thì có thể sẽ làm thay đổi quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp từ doanh nghiệp có quy mô lớn thành doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn hoặc ngược lại.

Bên cạnh đó hệ quả khi tổ chức lại doanh nghiệp cũng có thể làm thay đổi hình thức pháp lý doanh nghiệp như việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ loại hình này sang loại hình khác. Đặc trưng của tổ chức lại doanh nghiệp là có sự tồn tại và kế thừa, chuyển giao các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các doanh nghiệp có tham gia hoạt động tổ chức lại. Chính điều này đã giúp làm hạn chế được tối đa những tác động và ảnh hưởng không cần thiết đến các đối tác, người lao động hiện hữu của doanh nghiệp.

Hay nói cách khác thì tổ chức lại doanh nghiệp là một hoạt động diễn ra nội bộ giữa các doanh nghiệp có liên quan và ít làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ với các chủ thể (đối tác, khách hàng, người lao động,…) khác do cơ chế chuyển giao quyền và nghĩa vụ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi tổ chức lại.

3. Thẩm quyền quyết định

Thẩm quyền quyết định việc tổ chức lại doanh nghiệp thuộc về chủ sở hữu công ty, hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

4. Các phương thức tổ chức

  • Chia công ty: đây là hình thức được áp dụng với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, theo đó sẽ thực hiện việc chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi công ty mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ và các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng ký với người lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia. Bên cạnh đó cần thỏa thuận lại với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty sẽ thực hiện các nghĩa vụ liên quan.
  • Tách công ty: hình thức này cũng chỉ áp dụng với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Việc tách công ty sẽ được thực hiện bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông hiện hữu để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần mới mà không làm chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.
    Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.
  • Sáp nhập công ty: Sáp nhập công ty là việc một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
  • Hợp nhất công ty: Là việc hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Sau khi công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành thì doanh nghiệp được phép chuyển loại hình theo quy định sau: Công ty cổ phần có thể chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và ngược lại, Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi loại hình công ty sang công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh, công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Như vậy, pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đã ghi nhận những phương thức tổ chức lại doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp tồn tại, phát triển một cách bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường kinh doanh. Thêm vào đó với sự cạnh tranh ngày càng cao sẽ giúp các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, hơn nữa sẽ giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, thúc đẩy việc tìm kiếm lợi nhuận hiệu quả.

Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.

Share:

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ một cách hiệu quả và nhanh chóng.

DD slash MM slash YYYY
Giờ
:
This field is for validation purposes and should be left unchanged.