Để thực hiện quyền nhập khẩu và kinh doanh phân phối ô tô, Doanh nghiệp FDI sẽ phải đáp ứng các điều kiện để được cấp phép hoạt động.

Theo cam kết WTO của Việt Nam quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn, phân phối bán lẻ ô tô và sửa chữa ô tô đã được Việt Nam cam kết trong biểu dịch vụ WTO, cụ thể:

  • Dịch vụ phân phối bán buôn, bán lẻ ô tô, sửa chữa ô tô (Dịch vụ bán buôn các phương tiện gắn máy (CPC 611, 6111, 61111, 622),
  • Dịch vụ bán lẻ các phương tiện gắn máy (CPC 631, 632, 611, 6111, 61112, 6121),
  • Dịch vụ bảo trì và sửa chữa các phương tiện gắn máy (CPC 611, 6112, 61120) hiện không có hạn chế nào cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, vì đây là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên sau khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, thành lập doanh nghiệp, trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh với lĩnh vực nêu trên, nhà đầu tư sẽ phải đáp ứng các điều kiện để được cấp phép hoạt động, cụ thể:

  • Để kinh doanh nhập khẩu ô tô nhà đầu tư cần tiến hành xin cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.
  • Để sửa chữa (bảo dưỡng, bảo hành) ô tô nhà đầu tư cần tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
  • Để bán lẻ ô tô nhà đầu tư cần tiến hành xin cấp Giấy phép bán lẻ hàng hóa.

1. Điều kiện kinh doanh bán lẻ ô tô

  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
    • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
    • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
    • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì ngoài các điều kiện trên nhà đầu tư còn phải đáp ứng thêm các tiêu chí sau:
    • Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
    • Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
    • Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
    • Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

2. Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô

  • Chỉ doanh nghiệp mới được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.
  • Doanh nghiệp được quyền nhập khẩu ô tô sau khi đáp ứng các điều kiện và được Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
  • Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu ô tô tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.
  • Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
    • Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
    • Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.

Lưu ý: Đối với nhập khẩu: ô tô chuyên dùng, ô tô chở người chuyên dùng và ô tô chở hàng chuyên dùng theo định nghĩa tại TCVN 6211: Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa; TCVN 7271: Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng sẽ không phải thực hiện xin cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu nêu trên.

3. Điều kiện kinh doanh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
  • Mặt bằng, nhà xưởng đảm bảo phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.
  • Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc.
  • Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Các trang thiết bị đo lường phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
  • Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe (đối với ô tô có trang bị bộ điều khiển điện tử) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng. Phần mềm thiết bị chẩn đoán phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ.
  • Có đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
  • Các điều kiện nêu trên của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các yêu cầu về mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô theo các loại ô tô tương ứng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794 Tiêu chuẩn cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự.
  • Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của:
    • Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước); hoặc
    • Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô).

4. Những thay đổi về thuế suất từ năm 2021

Theo Hiệp định thương mại hàng hóa các nước ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ 1/1/2018, những mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối ASEAN từ 40% trở lên thì mức thuế nhập khẩu sẽ là 0% với điều kiện nhà sản xuất đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng tiêu chuẩn;.
  • Có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài.
  • Có giấy chứng nhận chất lượng từ nhà sản xuất.
  • Kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng nhập khẩu.
  • Bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con nhập khẩu đã qua sử dụng;
  • Có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ ngày 01/01/2018.

Ngày 8/6/2020, Sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) được Quốc hội phê duyệt, Việt Nam sẽ dần xóa bỏ thuế nhập khẩu xe từ Châu Âu. Theo lộ trình giảm thuế của Hiệp định EVFTA, từ ngày 01/8/2020, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế trong vòng 10 năm, mỗi năm trung bình khoảng 7% và tiến tới cắt giảm về 0% sau 10 năm. Có nghĩa là mức thuế áp dụng cho xe ô tô nhập khẩu từ Châu Âu (mẫu từ 09 chỗ trở xuống) vào Việt Nam là 0% trong vòng 07 – 10 năm nữa. Mức thuế sẽ giảm theo lộ trình theo năm hoặc theo chu kỳ.

  • Những xe có phân khối lớn trên 2.500 cc sẽ giảm về 0% sau 9 năm.
  • Những xe có phân khối dưới 2.500 cc sẽ giảm về 0% sau 10 năm.

Nghị định số 116/2022/NĐ-CP vừa được ban hành có hiệu lực từ ngày 30/12/2022 về miễn thuế xuất nhập khẩu hàng hóa theo EVFTA giai đoạn 2022 – 2027. Chi tiết có thể tra cứu tại Phụ lục đính kèm Nghị định 116/2022/NĐ-CP.

Lưu ý: Nội dung Hiệp định EVFTA cũng nêu rõ và cam kết thuế của Việt Nam không áp dụng đối với xe đã qua sử dụng, xe con, xe 10 chỗ trở lên và xe chở hàng.

Bài viết được căn cứ theo pháp luật hiện hành tại thời điểm được ghi nhận như trên và có thể không còn phù hợp tại thời điểm người đọc tiếp cận bài viết này do pháp luật áp dụng đã có sự thay đổi và trường hợp cụ thể mà người đọc muốn áp dụng. Do đó bài viết chỉ có giá trị tham khảo.

Share:

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ một cách hiệu quả và nhanh chóng.

DD slash MM slash YYYY
Giờ
:
This field is for validation purposes and should be left unchanged.